Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản


Trong hoàn cảnh đất nước gặp muôn vàn khó khăn, lại phải đứng trước nhiều thế lực đế quốc và phản động nham hiểm, để bảo vệ chính quyền non trẻ, Đảng ta chủ trương tránh trường hợp một mình đương đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc; hết sức lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh - Pháp và Mĩ - Tưởng.
Với chủ trương ấy, Đảng và Nhà nước ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, đã thực hiện một đường lối chính trị nhạy bén và sáng suốt, vừa cứng rắn về nguyên tắc, vừa mềm dẻo, linh hoạt về sách lược.

1- Kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam, hoà hoãn với quân Tưởng ở miền Bắc (trước ngày 6-3-1946)
a) Kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam
Đúng như dự đoán của Đảng tại Hội nghị Tân Trào (từ ngày 14 đến ngày 15-8-1945), âm mưu trở lại xâm lược của thực dân Pháp dần dần trở thành một thực tế ở miền Nam nước ta. Sau vụ khiêu khích của quân Pháp ngày 2-9-1945, Xứ uỷ và Uỷ ban nhân dân lâm thời Nam Bộ nhận định: âm mưu xâm lược của Pháp đã rõ ràng. Những biện pháp đối phó trước mắt và chuẩn bị kháng chiến được xúc tiến khẩn trương: cải tổ Uỷ ban nhân dân lâm thời, thành lập Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ, tổ chức hơn 300 đội xung phong công đoàn, đưa phần lớn lực lượng vũ trang ra ngoài thành phố, tổ chức hàng chục vị trí chiến dấu ở các điểm xung yếu nội thành; tháo gỡ và di chuyển máy móc, phương tiện vật chất lên các chiến khu... Đêm 22 rạng 23-9-1945, được sự giúp đỡ của quận Anh, thực dân Pháp cho quân đánh úp trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.

Trước tình hình đó, sáng 23-9, Xứ ủy và Uỷ ban nhân dân Nam Bộ họp tại đường Cây Mai - Chợ Lớn1 quyết định phát động nhân dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Quyết định của Xứ uỷ và Uỷ ban nhân dân Nam Bộ đã được Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tán thành và quyết tâm lãnh đạo, tổ chức lực lượng cả nước chi viện mọi mặt cho cuộc kháng chiến.
Giữ vững lời Thề Độc lập, nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn, với vũ khí chủ yếu là gậy tầm vông, cùng nhân dân Nam bộ đã anh dũng đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Các chiến sĩ lực lượng vũ trang của ta đột nhập sân bay Tân Sơn Nhất, đốt cháy tàu Pháp vừa cập bến Sài Gòn, đánh kho tàng, phá nhà giam...
Suốt hạ tuần tháng 9-1945, các trận đánh liên tiếp diễn ra ở khu Tân Định, Cầu Muối, Cầu Lái Thiêu... Phối hợp chặt chẽ với các cuộc chiến đấu của lực lượng vũ trang, nhân dân Sài Gòn đã triệt nguồn tiếp tế của địch, dựng chướng ngại vật và chiến luỹ trên đường phố. Giường, tủ, bàn, ghế và tất cả những thứ gì có thể ngăn cản được bước tiến của quân thù đều được ném ra mặt đường. Nhiều cây to trên dọc các đường phố được đốn chặt, hình thành những vật chướng ngại. Chỉ trong vòng một tuần lễ, cuộc chiến đấu cửa quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn đã đẩy địch vào tình trạng khó khăn: 138 xí nghiệp và công sở lớn, 22 kho tàng, 4 chợ, 30 tàu lớn, 51 tàu nhỏ, 200 xe hơi và một số cầu bị đốt phá. Gần 300 tên giặc bị tiêu diệt2. Sau 8 ngày gây hấn, thực dân Pháp chỉ chiếm đóng được các vị trí, công sở then chết ở khu vực trung tâm thành phố. Phạm. vi kiểm soát của địch bị thu hẹp. Cả thành phố không còn điện, nước; chợ không họp, các cửa hàng đóng cửa, lương thực, thực phẩm cạn dần; lực lượng bị dàn mỏng; viện binh chưa tới kịp. Bọn Việt gian ra mặt hoạt động đã bị thanh niên ta truy bắt, nghiêm trị... Trước tình hình đó, thực dân Pháp nhờ Grêxi làm trung gian, xin thương lượng với Uỷ ban nhân dân Nam Bộ.
Mặc dù biết âm mưu của thực dân Pháp là hoà hoãn để chờ viện binh, nhưng phía ta cũng cần có thời gian chuẩn bị lực lượng để đối phó với các đợt tấn công mới của địch. Do vậy, chúng ta chấp nhận ngừng bắn một tuần để thương lượng. Cuộc thương lượng bắt đầu từ ngày 2-10-1945, với sự có mặt của Grêxi. Lập trường hai bên trái ngược nhau: Phía ta đòi Pháp công nhận nền độc lập của Việt Nam, công nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu; đình chỉ xung đột và rút quân về các vị trí trước ngày 23-9- 1945. Phía Pháp đòi ta chấp nhận bản Tuyên bố ngày 24-3-1945 của Đờ Gôn. Cuộc đàm phán tạm dừng và sau đó tiếp tục diễn ra trong ngày 6 và 8-10, nhưng vẫn không đi đến kết quả. Pháp đề nghị kéo dài thời gian ngừng bắn thêm hai ngày nữa. Tranh thủ thời gian ngừng bắn, chúng ta tiếp tục tổ chức di chuyển nhân dân cùng các cơ quan, kho tàng, xưởng máy ra ngoài, bổ sung và điều chỉnh lực lượng. Các mặt trận ở Sài Gòn được củng cố. Các Uỷ ban kháng chiến miền Đông, miền Trung và miền Tây Nam Bộ được thành lập. Đặc biệt, lực lượng lãnh đạo Nam Bộ được bổ sung hàng trăm cán bộ cách mạng mới thoát khỏi ngục tù Côn Đảo, trong số đó có Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Phạm Hùng...
Ngày 10-10-1945, chấm dứt thời gian ngừng bắn, quân Pháp đã được tăng thêm viện binh ra sức phá vây, mở rộng phạm vi chiếm đóng. Quân Anh lấy danh nghĩa Đồng minh đi tước vũ khí quân Nhật ở các thị xã miền Đông Nam Bộ (Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Tây Ninh) nhằm giúp Pháp mở rộng khu vực chiếm đóng các ,tỉnh xung quanh Sài Gòn. Quân ta tiếp tục đánh địch ở nhiều nơi trong thành phố Sài Gòn, nổi bật là trận đánh chặn địch ở cầu Thị Nghè (17-10-1945). Từ ngày 23-10, địch được tăng thêm quân tiếp viện, trong đó có binh đoàn thiết giáp, nên chúng phá vỡ được vòng vây xung quanh Sài Gòn, đánh chiếm một số thị xã miền Trung Nam Bộ, nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta. Trong điều kiện chiến đấu không cân sức, để bảo toàn lực lượng chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài, phần lớn lực lượng vũ trang của ta rút ra khỏi thành phố, chỉ để một số đơn vị nhỏ tiếp tục ở lại bám trụ, thường xuyên ra vào thành phố tiến công địch.
Trải qua một tháng bao vây, chặn đánh địch trong thành phố, chiến đấu trong điều kiện không cân sức, lực lượng vũ trang thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã tỏ rõ tinh thần quyết chiến quyết thắng của dân tộc Việt Nam. Cuộc kháng chiến của quân và dân Sài Gòn đã kiềm chế quân địch dài ngày, làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp, tạo điều kiện cho các tỉnh Nam Bộ có thêm thời gian chuẩn bị kháng chiến.
Để lãnh đạo kịp thời cuộc kháng chiến đang lan rộng, ngày 25-10-1945, Hội nghị Xứ uỷ mở rộng Nam Bộ họp ở Thiên Hộ (huyện Cái Bè, Mĩ Tho). Tham dự Hội nghị, ngoài đại biểu của Nam Bộ, còn có Hoàng Quốc Việt, uỷ viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Hội nghị kiểm điểm tình hình, rút kinh nghiệm chỉ đạo cuộc kháng chiến Nam Bộ, biểu dương tinh thần chiến đấu anh dũng của quân và dân Nam Bộ. Trên cơ sở đó, Hội nghị quyết định những vấn đề quan trọng nhằm đẩy mạnh cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, như tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang, củng cố các đơn vị vũ trang hiện có, xây dựng thêm nhiều đơn vị vũ trang mới, tổ chức các quân khu, khôi phục lại chính quyền cách mạng ở những nơi tan rã, thành lập Uỷ ban kháng chiến miền Nam, phát triển công tác ở các đô thị... Hội nghị đã cử Tôn Đức Thắng phụ trách Uỷ ban kháng chiến và chỉ đạo các lực lượng vũ trang Nam Bộ. Hội nghị Thiên Hộ có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển đi lên của cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.
Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị, các cán bộ, đảng viên trung kiên đã vượt mọi khó khăn, đi sâu, bám sát quần chúng; gây dựng lại phong trào, phát triển cơ sở cách mạng. Tiếp theo Hội nghị Xứ uỷ mở rộng, ngày 20-11, Hội nghị quân sự được triệu tập ở An Phú (Gia Định) để bàn công tác chỉ đạo tác chiến. Hội nghị quyết định chia Nam Bộ thành các chiến khu 7, 8, 91 và bàn biện pháp củng cố lực lượng vũ trang tỉnh, thành phố, các chi đội Vệ quốc đoàn.
Từ sau Hội nghị Thiên Hộ và An Phú, những thiếu sót về lãnh đạo và chỉ huy từng bước được khắc phục. Công tác lãnh đạo kháng chiến ở Nam Bộ đi dần vào nền nếp. Cùng thời gian đó, quân Pháp cũng được quân Anh lần lượt bàn giao những vùng chúng kiểm soát ở Nam Bộ. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở miền Nam được Trung ương trực tiếp chỉ đạo và được cả nước chi viện về mọi mặt. Hưởng ứng chủ trương của Trung ương Đảng, với ý thức bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc nhân dân ta ở miền Bắc, đi đầu là thanh niên, có hàng vạn người hăng hái gia nhập quân đội, xung vào các đoàn quân Nam tiến, nhanh chóng lên đường vào Nam chiến đấu. Chỉ một thời gian ngắn sau khi tiếng súng kháng chiến bùng nổ, tại tiền tuyến miền Nam đã có mặt những đơn vị Giải phóng quân từ hậu phương miền Bắc mới vào. Các đoàn quân Nam tiến từ thủ đô Hà Nội, căn cứ địa Việt Bắc, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tấp nập lên đường vào Nam chiến đấu chống Pháp, thể hiện ý chí đoàn kết thống nhất của dân tộc Việt Nam.
Hầu hết các tỉnh ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đều thành lập từ 1 đến 2 chi đội Nam tiến. Những cán bộ và chiến sĩ hăng hái, có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, những vũ khí và trang bị tốt nhất của ta lúc đó đều dành cho bộ đội Nam tiến. Nhân dân Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ còn tổ chức quyên góp tiền bạc, quần áo, thuốc men, đạn dược... ủng hộ đồng bào Nam Bộ.
Về phía thực dân Pháp, sau khi nhận thêm quân tiếp viện, đồng thời tiếp tục dựa vào quân Anh và Nhật, chúng vừa mở rộng phạm vi chiếm đóng ở Nam Bộ, vừa từng bước thực hiện kế hoạch đánh ra Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, đến cuối tháng 1- 1946, quân Pháp mới chiếm được các tỉnh miền Tây Nam Bộ (Sa Đéc, Long Xuyên, Châu Đốc, Rạch Giá, Trà Vinh, Hà Tiên, Sóc Trăng, Bạc Liêu), chưa ổn định được tình hình ở Sài Gòn - Chợ Lớn và một số thành phố, thị xã.
Lực lượng kháng chiến của ta vẫn làm chủ một số vùng nông thôn Nam Bộ. Các tỉnh Nam Bộ củng cố lại lực lượng vũ trang, tăng cường trang bị vũ khí, xây dựng căn cứ để kháng chiến lâu dài. Đầu tháng 2-1946, sau khi được tăng viện binh, thực dân Pháp gấp rút chiếm đóng vùng nông thôn Nam Bộ. Chúng mở hàng loạt cuộc hành quân "bình định" trên các khắp các tỉnh Nam Bộ. Lực lượng của ta bị tổn thất nhiều, chính quyền và đoàn thể Cứu quốc ở nhiều nơi bị tan vỡ.
Trên các vùng chiếm được, quân địch chia thành các chiến khu, đóng đồn bốt, khống chế hoạt động chống đối của nhân dân. Vừa hành quân chiếm đóng các vùng đất của ta, thực dân Pháp vừa ráo riết xúc tiến thành lập chính phủ bù nhìn. Ngay từ tháng 10-1945, Xêđi âm mưu lập một hội đồng tư vấn gồm 80 người và giao cho Nguyễn Văn Thinh vận động các nhà trí thức tham gia, nhưng không thành công. Phần đông trí thức tỏ thái độ bất hợp tác với Pháp. Đến tháng 2-1946, Xêđi mới lập được hội đồng tư vấn gồm 12 thành viên là người Pháp và người Việt mang quốc tịch Pháp. Ngoài ra, thực dân Pháp còn tiến hành tuyển quân, tập hợp bọn tay sai để thành lập chính quyền bù nhìn ở các thị trấn, thị xã. Chúng tìm cách lôi kéo một số người trong các đạo Cao Đài, Hoà Hảo, Thiên Chúa và cả lực lượng Bình Xuyên... để chống lực lượng kháng chiến. Ngày 5-3-1946, quân Anh bàn giao lại toàn bộ địa bàn và vũ khí, trang bị cho quân Pháp, rút khỏi miền Nam.
Trong lúc nhân dân Nam Bộ kháng chiến thì tại Nam Trung Bộ, mọi công việc chuẩn bị để kháng chiến cũng được xúc tiến rất khẩn trương Theo quyết định của Hội nghị quân sự do Xứ uỷ và Uỷ ban nhân dân Trung Bộ triệu tập cuối tháng 9-1945, Uỷ ban quân chính Nam phần Trung Bộ được thành lập để chỉ huy 7 tỉnh mặt trận phía nam. Lực lượng quân sự các tỉnh từ Quảng Ngãi trở ra được điều động vào Nam Trung Bộ. Các cơ sở kinh tế, quốc phòng quan trọng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ được di chuyển đến những nơi an toàn. Các xưởng sửa chữa và sản xuất vũ khí từng bước được xây dựng. Đến cuối năm 1945, đã có 10 xưởng đặt ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, với trên 1.000 công nhân. Từ hạ tuần tháng 10-1945, chiến sự bắt đầu lan tới các tỉnh Nam Trung Bộ. Khi địch đổ bộ lên Nha Trang (22-10), chúng đã vấp phải sức chiến đấu của bộ đội ở khu nhà ga, nhà máy điện, Viện Paxtơ... Sau đó, quân ta hình thành thế bao vây nhằmtiêu hao và giam chân địch trong thành phố. Với tinh thần tích cực tiến công địch, với cách đánh mưu trí, táo bạo, được sự giúp đỡ tận tình của nhân dân, lực lượng vũ trang mặt trận Nha Trang đã bao vây kìm chân địch trong thành phố hơn ba tháng, góp phần làm thất bại kế hoạch của quân Pháp dùng Nha Trang làm bàn đạp mở rộng đánh chiếm các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Cuối tháng 12- 1945 , đầu tháng 1-1946, địch tập trung quân giải vây cho Nha Trang và đánh chiếm tỉnh Khánh Hoà, đồng thời đánh chiếm thị xã Buôn Ma Thuột, tỉnh lị của Đắc Lắc.
Cuối tháng 1-1946 , sau khi chiếm được Buôn Ma Thuột, đồng thời với các cuộc hành quân đánh chiếm các tỉnh còn lại của miền Tây Nam Bộ, địch tập trung 10.000 quân, mở chiến dịch Gô (Gaur) từ phía nam đánh ra, Tây Nguyên đánh xuống và từ biển đánh vào các tỉnh Nam Trung Bộ. Lượng vũ trang của ta chặn đánh nhưng cuối cùng phải rút lui. Sau khi chiếm Phan Rang, quân Pháp đánh ra Nha Trang, đánh vào Phan Thiết.Trong điều kiện chiến đấu không cân sức, sau một số trận đánh trả, quân ta phải rút khỏi Nha Trang, để lại một bộ phận lập tuyến chặn địch ở Đèo Cả.
Sau 4 tháng chiến đấu anh dũng, với sự chi viện của nhiều đơn vị Nam tiến, bộ đội Nam Trung Bộ đã hoàn thành nhiệm vụ trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến, tiêu diệt được hàng ngàn tên địch, thu nhiều vũ khí. Tuy nhiên, trước sự tấn công mạnh gấp nhiều lần của địch, để bảo toàn lực lượng, các đơn vị bộ đội các tỉnh cực Nam Trung Bộ đã phải tạm thời rút ra khỏi các thị xã, thị trấn và một số trục đường giao thông lớn. Tại các vùng nông thôn ở Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, chính quyền cách mạng, các đoàn thể Cứu quốc và lực lượng vũ trang của ta vẫn làm chủ.
Như vậy, 5 tháng kháng chiến (từ tháng 9-1945 đến tháng 2- 1946) là 5 tháng đầy thử thách gian khổ đối với quân và dân ta ở miền Nam, đối với cả dân tộc và chế độ mới. Cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân ta ở miền Nam tuy phải trải qua gian lao và tổn thất, nhưng đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm chiến đấu, gây dựng được phong trào chiến tranh du kích, xây dựng lực lượng, góp phần bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng, tạo điều kiện cho cả nước chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến lâu dài.

b) Hoà hoãn, nhân nhượng với quân Tưởng ở miền Bắc
Trong hoàn cảnh phải đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở miền Nam, sự uy hiếp lật đổ chính quyền của quân Tưởng và tay sai ở miền Bắc và trên cơ sở khẳng định thực dân Pháp là kẻ thù chính, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch rõ: "Phải tránh các trường hợp một mình đối phó với nhiều lực lượng Đồng minh tràn vào nước ta". Mũi nhọn của cách mạng lúc này là tập trung đối phó với thực dân Pháp ở miền Nam, do đó chúng ta phải tạm thời hoà hoãn, tránh xung đột với quân Tưởng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Đứng trước tình hình gay go và cấp bách ấy, Đảng phải dùng mọi cách để sống còn, hoạt động và phát triển... Đảng không thể do dự. Do dự là hỏng hết. Đảng phải quyết đoán mau chóng, phải dùng những phương pháp - dù là những phương pháp đau đớn - để cứu vãn tình hình"1. chúng ta tiến hành đấu tranh chính trị với quân Tưởng một cách khôn khéo, nhưng kiên quyết, nhằm hạn chế sự phá hoại của chúng.
Tháng 10-1945, khi Hà Ứng Khâm (Tổng tư lệnh lục quân quân đội Tưởng Giới Thạch) đến Hà Nội, Chính phủ cách mạng đã tổ chức một cuộc biểu tình có 300.000 người tham gia, hình thức là để "đón tiếp", nhưng thực chất là nhằm biểu dương lực lượng của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Quần chúng diễu qua Phủ Toàn quyền và hô vang khẩu hiệu: "Nước việt Nam của người Việt Nam", "Hoa - Việt thân thiện", "ủng hộ Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà", "ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh", "ủng hộ Việt Nam độc lập đồng minh", "Việt Nam độc lập muôn năm". Trước khí thế và sức mạnh của quần chúng, Hà Ứng Khâm không thể tự mình thực hiện ý định lật đổ Chính phủ cách mạng, mà dùng bọn tay sai (Việt Quốc và Việt Cách) phá hoại từ bên trong. Được sự ủng hộ của Tưởng, bọn tay sai đòi ta thay đổi Quốc kì, Quốc ca, đòi ta phải cải tổ Chính phủ, để cho chúng một số ghế trong Quốc hội không phải thông qua bầu cử, đòi Hồ Chí Minh từ chức Chủ tịch, đòi những người cộng sản rút khỏi Chính phủ. Chúng còn tổ chức ám sát, bắt cóc nhân viên Chính phủ. Để giảm bớt sức ép công kích của kẻ thù, tránh những hiểu lầm trong nước và ngoài nước có thể trở ngại đến tiền đồ, sự nghiệp giải phóng dân tộc, đồng thời xuất phát từ lợi ích tối cao của dân tộc, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố "tự giải tán" (11-11- 1945), nhưng sự thật là tạm thời rút vào hoạt động bí mật, tiếp tục lãnh đạo đất nước, lãnh đạo chính quyền cách mạng. Nhằm hạn chế sự phá hoại của quân Tưởng và tay sai, tại phiên họp đầu tiên (2-3-1946), Quốc hội khoá I đồng ý cho bọn tay sai của Tưởng 70 ghế trong Quốc hội, cho Nguyễn Hải Thần (lãnh tụ Việt Cách) giữ chức Phó Chủ tịch nước cùng 4 ghế Bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp chính thức (phụ trách các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, canh nông, xã hội). Đồng thời nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi kinh tế, như cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông vận tải, nhận tiêu tiền Quan Kạn, Quốc tệ ở Việt Nam.
Sự nhân nhượng về chính trị trên đây thể hiện một yêu cầu cơ bản là giữ vững sự tồn tại của một chính quyền của dân, do dân và vì dân, một chính quyền của sự hoà giải, đoàn kết thống nhất quốc gia dân tộc thực hiện tư tưởng độc lập tự do của Chủ tịch Hồ Chí Minh với khẩu hiệu hành động cấp bách là Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết. Sự nhân nhượng đó là cần thiết, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những hoạt động chống phá cách mạng của quân Tưởng và tay sai. Trong khi thực hiện hoà giải, nhân nhượng, thông qua công cụ báo chí, thông tin tuyên truyền, dựa vào sức mạnh quần chúng, chúng ta kiên quyết vạch trần và ngăn chặn những hành động chia rẽ, phản dân hại nước của các lực lượng tay sai của Tưởng. Những kẻ phá hoại (có đủ bằng chứng) thì bị trừng trị theo pháp luật. Chính phủ còn ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng: Sắc lệnh ngày 5-9-1945 giải tán Đại Việt quốc gia xã hội đảng và Đại Việt quốc dân đảng (là những đảng phản động, tay sai của phát xít Nhật); Sắc lệnh ngày 12-9-1945 cho an trí những người nguy hiểm đối với nền Cộng hoà dân chủ Việt Nam; Sắc lệnh lập toà án quân sự trừng trị bọn phản cách mạng.
Thực hiện những biện pháp sách lược nhân nhượng trên đây đã hạn chế và vô hiệu hoá đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của quân Tưởng và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng. Cũng nhờ đó, chúng tamới có điều kiện tập trung lực lượng kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam.

2- Hoà hoãn với thực dân Pháp nhằm gạt quân Tưởng ra khỏi nước ta, chuẩn bị kháng chiến chống Pháp (từ 6-3 đến 19-12-1946)

a) Pháp và Tưởng cấu kết với nhau chống lại cách mạng Việt Nam.
Đầu năm 1946, về cơ bản, thực dân Pháp đã chiếm được cácđô thị, các đường giao thông chiến lược quan trọng ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, chiếm hầu hết Campuchia và khống chế vùng nông thôn ở Lào. Pháp lại được Anh và Mĩ thoả thuận: Ngày 29-1-1946, quân Anh rút khỏi Sài Gòn và đến ngày 5-3- 1946, rút khỏi Nam Đông Dương, nhường cho Pháp quyền chiếm đóng từ vĩ tuyến 16 trở vào. Công việc tiếp theo của thực dân Pháp là chuẩn bị tiến quân ra miền Bắc, thực hiện ý đồ thôn tính cả nước ta. Nhưng do lực lượng hiện tại có hạn (hơn 65.000 quân), lại chưa bình định xong miền Nam, nếu thực hiện ngay ý đồ này bằng biện pháp quân sự, Pháp sẽ gặp khó khăn.
Hơn nữa, đưa quân ra miền Bắc lúc này, chúng sẽ gặp hai trở lực lớn: một là lực lượng kháng chiến của nhân dân ta, hai là sự có mặt của quân Tưởng và bọn tay sai ở miền Bắc. Tình hình đó buộc thực dân Pháp phải dùng đến thủ đoạn chính trị: một mặt, điều đình với Chính phủ Tưởng Giới Thạch ở Trùng Khánh, mặt khác điều đình với Chính phủ Hồ Chí Minh để được đưa quân đội ra miền Bắc Việt Nam một cách "hợp pháp".
Trong khi đó, Tưởng Giới Thạch cũng đứng trước một khó khăn lớn: Phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo đang phát triển mạnh mẽ, cần phải tập trung lực lượng để đối phó. Tình hình này cũng buộc Tưởng đi đến thoả hiệp với Pháp.
Đúng như dự đoán của Ban Thường vụ Trung ương Đảng: "Trước sau Trùng Khánh sẽ bằng lòng cho Đông Dương trở về tay Pháp miễn là Pháp nhượng cho Tưởng nhiều quyền lợi quan trọng"1, ngày 28-2-1946, Hiệp ước Hoa - Pháp được kí kết ở Trùng Khánh. Theo Hiệp ước này, Pháp được quyền thay quân đội Tưởng vào miền Bắc Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật. Ngược lại Pháp nhường cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế, chính trị, như trả lại các tô giới và nhượng địa của Pháp trên đất Trung Quốc, nhượng cho Tưởng một "khu đặc biệt" để tự do buôn bán và có quyền kiểm soát thuế quan ở cảng Hải Phòng, bán cho Tưởng đoạn đường sắt từ Hồ Kiều đến Côn Minh (thuộc tuyến đường sắt Hà Nội - Vân Nam), những kiều dân Trung Quốc ở Đông Dương được hưởng nhiều quyền lợim đặc biệt.
Cùng thời gian trên, từ cuối năm 1945 đến đầu năm 1946, giữa đại diện Chính phủ Pháp và Việt Nam đã có những cuộc gặp gỡ. Tháng 11-1945, đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Hoàng Minh Giám đã tiếp xúc với phía Pháp và lập trường của Chính phủ Việt Nam được xác định qua bức giác thư ngày 12-11 như sau:
     l- Nước Pháp sẽ thừa nhận không chậm trễ nền độc lập toàn vẹn của Việt Nam;
     2- Chính phủ Việt Nam sẽ thực thi những biện pháp bảo vệ uy tín nước Pháp và sẽ có những nhượng bộ với Pháp về phương diện kinh tế và văn hoá;
     3- Nhằm tạo ra được một không khí thuận lợi cho việc đàm phán, các nhà chức trách Pháp sẽ cho chấm dứt ngay những chiến sự ở Nam Bộ và trong suốt thời gian của cuộc đàm phán, ngưng vận chuyển đến Đông Dương quân đội và vũ khí".
Trong cuộc gặp Giăng Xanhtơni (Jean Sainteny) ngày 25-2- 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rõ lập trường của Việt Nam trong quan hệ Việt - Pháp là độc lập và hợp tác. Xanhtơni nêu rõ quan điểm của Pháp là công nhận Việt Nam có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nhưng là một nước tự trị trong khối Liên hiệp Pháp. Đây là lập trường đối lập cơ bản giữa Chính phủ ta và Chính phủ Pháp.

b) Hoà hoãn, nhân nhượng với thực dân Pháp nhằm gạt quân Tưởng ra khỏi nước ta
Hiệp ước Hoa - Pháp đã đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn một trong hai con đường: Hoặc là cầm vũ khí chiến đấu chống thực dân Pháp, không cho chúng đổ bộ lên miền Bắc; hoặc làhoà hoãn, nhân nhượng pháp để tránh tình trạng phải đối phó một lúc với nhiều kẻ thù, đẩy 20 vạn quân Tưởng ra khỏi miền Bắc, tranh thủ thời gian hoà hoãn, tiếp tục củng cố và phát triển lực lượng cách mạng, chuẩn bị mọi mặt bước vào cuộc chiến đấu về sau khi tình thế bắt buộc. Ngày 3-3-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Tình hình và chủ trương. Bản Chỉ thị nhận định: "... Hiệp ước Hoa - Pháp không phải là chuyện riêng của Tưởng Giới Thạch và Pháp. Nó là chuyện chung của phe đế quốc và bọn tay sai của chúng ở thuộc địa...".
Phân tích về chủ trương đánh hay hoà lúc này, Chỉ thị chỉ rõ: "Nếu Pháp công nhận Đông Dương tự chủ thì có thể hoà, hoà để phá tan âm mưu thâm độc của bọn Tưởng Giới Thạch, bọn phản động Việt Nam và bọn phát xít Pháp còn sót lại, chúng định hãm ta vào tình thế cô độc, buộc ta phải đánh nhiều kẻ thù một lúc...". Bản Chỉ thị nhấn mạnh: "Vấn đề lúc này không phải là muốn hay không muốn đánh Vấn đề là biết mình biết người, nhận định một cách khách quan những điều kiện lợi hại trong nước và ngoài nước mà chủ trương cho đúng...".
Nếu chấp nhận cuộc chiến đấu với Pháp lúc này, chúng ta sẽ gặp nhiều bất lợi lớn. Về chính trị, ta có khó khăn vì hoạt động chia rẽ của bọn phản động. Về quân sự, Pháp có thêm lực lượng và chiếm được nhiều nơi; cuộc kháng chiến ở Nam Bộ gặp khó khăn. Về kinh tế, vấn đề tiếp tế lương thực không bảo đảm. Về quốc tế, Liên Xô và các lực lượng dân chủ chưa có điều kiện trực tiếp giúp ta... Chấp nhận hoà hoãn, nhân nhượng với Pháp cũng có những bất lợi khác: Thực dân Pháp lợi dụng hoà hoãn để phát triển lực lượng và sau đó bội ước đánh ta. Bọn phản động lợi dụng việc kí kết mà vu cáo ta là "bán nước". Nhưng thực hiện giải pháp này, ta sẽ phá tan được âm mưu của Tưởng và tay sai đẩy ta vào thế bị cô lập; đồng thời giành được thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới.
Ngày 5-3-1946, Hội nghị mở rộng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tại làng Canh, Hà Đông) nhất trí tán thành chủ trương Hoà để tiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Chiều 6-3-1946, sau nhiều lần thương lượng, tại ngôi nhà 38 Lý Thái Tổ (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kí với G. Xanhtơni (J.sainteny) - đại diện Chính phủ Cộng hoà Pháp bản Hiệp định Sơ bộ, đặt cơ sở cho cuộc đàm phán giữa hai bên để đi đến mộthiệp định chính thức.
Theo Hiệp định Sơ bộ:
        Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do trong khối Liên hiệp Pháp; có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng.
       Sự thống nhất đất nước sẽ do trưng cầu dân ý quyết định.
       Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào thay thế Tưởng.
       Số quân này phải đóng ở những nơi do hai bên thống nhất quy định và sẽ rút khỏi Việt Nam trong 5 năm, mỗi năm rút 1/5 số quân.
       Quân đội hai bên ngừng bắn và ở nguyên vị trí. Các cuộc đàm phán tiếp theo sẽ được tiến hành tại một trong ba nơi: Hà Nội, Sài Gòn hoặc Pari.
Kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946, tạm thời hoà hoãn với Pháp, ta đã tránh được một cuộc chiến đấu bất lợi phải chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc; tạo thêm một cơ sở pháp lí buộc quân Tưởng phải nhanh chóng rút khỏi miền Bắc nước ta; bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách vì mất chỗ dựa nên phần lớn bị tan rã hoặc chạy theo quân Tưởng; chúng ta có thêm thời gian hoà bình cần thiết để củng cố chính quyền cách mạng, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, phát triển lực lượng vũ trang nhằm chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp về sau. Đặc biệt, đối với miền Nam - nơi mà cuộc kháng chiến đang đứng trước những thử thách gay gắt - Hiệp định Sơ bộ tạo điều kiện cho lực lượng kháng chiến trở lại bám trụ thôn, xã, tạo thế và lực để cùng cả nước bước vào cuộc kháng chiến lâu dài. Thực tế lịch sử đã chứng tỏ, việc kí Hiệp định Sơ bộ - trong hoàn cảnh lúc đó - là một chủ trương cứu nước duy nhất đúng, "một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lêninít về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch và về sự nhân nhượng có nguyên tắc".
Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946, Chính phủ và nhân dân Việt Nam thi hành nghiêm chỉnh mọi điều khoản đã kí kết.
Ngày 8-3- 1946, Chính phủ ban hành Nghiêm lệnh: "Chính phủ hạ lệnh cho toàn thể nhân dân và bộ đội phải giúp đỡ cho quân đội Trung Hoa, trong lúc quân đội Trung Hoa thoái triệt. Ai xâm phạm đến tính mạng, tài sản của quân đội Trung Hoa sẽ bị nghiêm trị"1. Ngày 9-3-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra bản Chỉ thị Hoà để tiến, vạch rõ lí do vì sao ta kí với Pháp
Hiệp định Sơ bộ và đề ra những việc cần làm sau khi Hiệp định được kí kết:
1- Giải thích ý nghĩa Hiệp định, chống mọi nhận thức và tư tưởng sai lệch đối với việc kí kết.
2- Chuẩn bị kháng chiến lâu dài, đề phòng Pháp bội ước.
3- Đấu tranh với Tưởng, đề phòng chúng cố tình kéo dài thời hạn đóng quân trên miền Bắc.
4- Đề phòng các đảng phái phản động xuyên tạc và phá hoại.
5- Chỉ đạo miền Nam gây dựng lại cơ sở đã mất và cổ động phong trào đòi thống nhất Bắc - Trung - Nam.
Trong khi đó, thực dân Pháp sớm lộ rõ dã tâm phá hoại Hiệp định. Ngày 9-3-1946, quân Pháp đổ bộ lên Hải Phòng và đóng trái phép ở Bến Bính. Ngày 27-3-1946, quân Pháp ngang nhiên chiếm đóng trụ sở Bộ Tài chính của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở Hà Nội; đồng thời cho xe chạy khắp các phố, gây xô xát và cướp bóc tài sản của nhân dân... Ở miền Nam, thực dân Pháp không những không ngừng bắn, mà còn tiếp tục cho quân càn quét, đánh úp nhiều vị trí của bộ đội Việt Nam ở Đồng Tháp Mười, Bình Thuận, Phan Rang... Tháng 6-1946, chúng huy động 5.000 quân có xe tăng và máy bay yểm trợ đánh chiếm Tây Nguyên. Với ý đồ tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam, thực dân Pháp thành lập Chính phủ Nam Kì tự trị (l-6-1946) do Nguyễn Văn Thinh cầm đầu.
Một trong những nội dung quan trọng đấu tranh buộc Pháp phải tôn trọng Hiệp định Sơ bộ là đòi họ mở cuộc đàm phán chính thức tại Pari. Ngược lại, thực dân Pháp tìm mọi cách trì hoãn. Ta càng thấy rõ lập trường thực dân xâm lược của giới phản động Pháp, nhưng vẫn kiên trì đấu tranh tiến tới cuộc đàm phán chính thức.
Ngày 24-3-1946, trên tàu chân Êmin Béctanh (Emile Bertin) neo tại vịnh Hạ Long đã diễn ra cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đô đốc Đácgiăngliơ. Cùng dự hội đàm, về phía Việt Nam còn có Hoàng Minh Giám và Nguyễn Tường Tam; về phía Pháp có Tướng Lơclec, Xanhtơni và một số trợ lí của Đácgiăngliơ. Sau nhiều lần trao đổi, hai bên đã thoả thuận công bố một bản thông cáo gồm ba điểm chủ yếu:
1- Vào thột thời điểm càng gần mà các điều kiện quá cảnh cho phép, nghĩa là trong nửa đầu tháng tư, một phái đoàn hữu nghị gồm 10 nghị sĩ Việt Nam đi Pari mang tới Quốc hội lập hiến Pháp lời chào anh em của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà;
2- Cũng vào thời điểm đó sẽ tiến hành tại Đà Lạt một hội nghị trù bị giữa một bên là một đoàn đại biểu Pháp gồm 12 thành viên dưới sự chủ trì của cao uỷ Pháp tại Đông Dương và một bên là một đoàn đại biểu gồm 12 thành viên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà hoặc người đại diện;
3- Cuộc hội nghị trù bị đó sẽ hoàn thành công việc của mình để một đoàn đại biểu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có thể lên đường trong thời hạn ngắn nhất, nghĩa là trong nửa cuối tháng năm để các cuộc thương lượng cuối cùng chính thức có thể tiến hành tại Pari.
Ngày 16-4-1946, phái đoàn Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Phạm Văn Đồng dẫn đầu lên đường sang thăm nước Pháp theo tinh thần của thông cáo về nội dung cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đô đốc Đácgiăngliơ.
Ngày 19-4-1946, Hội nghị trù bị Đà Lạt khai mạc1. Hội nghị thành lập 4 uỷ ban. Trong mỗi uỷ ban, mỗi bên đặt một số người, phái biện và cố vấn; mỗi bên cử một chủ tịch để lần lượt chủ toạ các buổi thảo luận. Uỷ ban Chính trị, do Hoàng Xuân Hãn, Métxme (Messmer) làm Chủ tịch; Uỷ ban Kinh tế - Tài chính, do Trịnh Văn Bính và Buốcgoanh (Bourgoin) làm Chủ tịch; Uỷ ban Quân sự, do Võ Nguyên Giáp và Mác ăngđrê (Max André) làm Chủ tịch; Uỷ ban Văn hoá, do Nguyễn Mạnh Tường, Guru (Gourou) làm Chủ tịch.
Hội nghị đã tiến hành khẩn trương. Ngoài những phiên họp toàn thể, những phiên họp ở các uỷ ban, còn có nhiều cuộc trao đổi ngoài hành lang... Tuy vậy, trên tất cả các vấn đề được đặt ra, cuộc đàm phán hầu như không tiến triển. Ngoài những cuộc tranh luận gay gắt tại Uỷ ban Chính trị, ở tất cả các Uỷ ban Quân sự, Kinh tế, Văn hoá đều có những cuộc tranh cãi giằng co.
Về kinh tế, ta chủ trương giữ vững những quyền lợi kinh tế cơ bản của ta, bảo đảm điều kiện cho kinh tế Việt Nam phát triển, đồng thời có những nhân nhượng nhất định đối với quyền lợi kinh tế Pháp ở Đông Dương. Những vấn đề được đặt ra trong Tiểu ban này thuộc về tiền tệ, thuế quan, những doanh nghiệp hiện tại của Pháp ở Việt Nam; trong đó những bất đồng lớn xoay quanh vấn đề tiền tệ và việc kinh doanh của người Pháp tại Việt Nam.
Về văn hoá, hai bên đã đạt được một số thoả thuận. Ta chỉ không đồng ý về việc Pháp đòi đặt một số cơ quan văn hoá ở Đông Dương trực thuộc với liên bang và đề nghị dùng tiếng Pháp làm thứ tiếng chính thức thứ hai sau tiếng Việt. Trong hai Tiểu ban Chính trị và Quân sự, các vấn đề đặt ra đều là những vấn đề chủ yếu mà quan điểm hai bên hoàn toàn đối lập nhau. Lập trường có tính nguyên tắc của ta là: Nước Việt Nam phải là một nước tự do. Liên bang Đông Dương chỉ mang tính chất kinh tế không được phương hại đến những quyền cơ bản của Việt Nam. Về mối quan hệ giữa các nước trong Liên bang Đông Dương với Pháp, phái đoàn ta tuyên bố chấm dứt chế độ toàn quyền.
Ta chủ trương tổ chức một liên bang thực tế chỉ có tính chất kinh tế. Đại diện của Pháp ở liên bang chỉ có tính cách một nhân viên ngoại giao. Liên bang Đông Dương sẽ phối hợp về chính sách thuế quan và tiền tệ, về việc đặt kế hoạch kiến thiết cho các nước trong liên bang theo nguyên tắc không làm phương hại đến chủ quyền của ba nước này. Phía Pháp chủ trương viên cao uỷ vừa là đại diện cho Liên hiệp Pháp vừa là Chủ tịch liên bang Đông Dương. Họ đòi các ngành tư pháp, ngoại thương, tài chính, hối đoái, vận tải, y tế, các cơ quan nghiên cứu và phát minh về văn hoá, khoa học, kinh tế, viện thống kê, nhà bưu điện và vô tuyến điện, cơ quan phụ. trách di dân đều phải thuộc về liên bang. Với chủ trương này, phía Pháp muốn khôi phục lại chế độ toàn quyền trước đây.Về ngoại giao, lập trường của phái đoàn Việt Nam là nước Việt Nam sẽ có đại sứ ở Pháp và viên cao uỷ Pháp là đại diện ngoại giao của Pháp ở Việt Nam. Nước Việt Nam tự do phải có quyền đặt đại sứ ở các nước trong Liên hiệp Pháp và ở các nước ngoài. Pháp chủ trương người đại diện Pháp ở Việt Nam là một viên chức Pháp do viên cao uỷ Pháp cử ra và nước Việt Nam chỉ có đại diện ngoại giao với các nước khác thông qua Liên hiệp Pháp...
Sau 3 tuần lễ (từ ngày 19-4 đến 11-5-1946) nhằm trao đổi những vấn đề sẽ được đưa ra tại cuộc đàm phán chính thức nhưng không đi đến thoả thuận nào, Hội nghị trù bị Đà Lạt kết thúc thất bại do âm mưu phá hoại của thực dân Pháp.
Ngày 31-5-1946, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Phạm Văn Đồng dẫn đầu lên đường sang Pháp đàm phán. Cùng ngày, nhận lời mời của Chính phủ Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường sang thăm nước Pháp với tư cách là thượng khách. Trước khi lên đường, Người gửi thư cho đồng bào Nam Bộ nêu rõ: "Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi". Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng phái đoàn Việt Nam đến Biarritz (Pháp) ngày 12-6, nhưng phải dừng ở đó gần hai tuần lễ do phíaPháp đang chuẩn bị thay đổi nội các. Ngày 19-6-1946, Gioócgiơ Biđôn (Georges Bidault), một lãnh tụ của Phong trào bình dân, được bầu làm Thủ tướng Chính phủ lâm thời Cộng hoà Pháp. Từ đây, phía Pháp mới có thể bắt đầu cuộc đàm phán đã dự định trước với Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng phái đoàn rời Biarritz để đến Pari vào ngày 22-6. vừa đặt chân tới thủ đô nước Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn Việt Nam đã nhận được những thông tin bất lợi: Từ ngày 21-6, trong một chiến dịch "chớp nhoáng", quân đội Pháp theo lệnh của Đô đốc Đácgiăngliơ và Tướng Lơclec đã chiếm đóng cả vùng Tây Nguyên, đặc biệt là Pleicu và Kon Tum; ngày 23-6, tại Hà Nội quân Pháp chiếm đóng Phủ Toàn quyền. Ngày 6-7-1946, cuộc đàm phán chính thức giữa hai bên Chính phủ Việt Nam và Pháp bắt đầu khai mạc, không phải ở Pari như chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đề nghị, mà là Phôngtenrlơblô (Fontaínebleau), cách Pari 60 km, "để lẩn tránh những áp lực của dư luận báo chí và của những giới khác mà Sài Gòn, các cơ quan dân sự và bạn bè của họ hết sức kinh sợ”.
Đoàn Việt Nam gồm có: Phạm Văn Đồng (Trưởng đoàn) và các thành viên: Phan Anh, Trịnh Văn Bính, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Văn Huyên, Bưu Hội, Huỳnh Thiện Lộc, Dương Bạch Mai, Chu Bá Phượng, Đặng Phúc Thông, Phạm Khắc Hoè, Hoàng Minh Giám. Ngoài ra là các chuyên viên: Nguyễn Đệ, Hoàng Văn Đức, Vũ Trọng Khánh, Hồ Đắc Liên, Nguyễn Văn Luyện, Nguyễn Văn Tình, Nguyễn Đắc Khê.
Đoàn Pháp gồm có: Mác Ăngđrê (Trưởng đoàn), Giuygla(Juglas), Lôdơrây (Lozeray), Bôđê (Baudet), Xalăng, Bácgio (Barjot), Pinhông, Tôren (Torel), Rivê (Rivet), Métxme, Gônông (Gonon), Buốcgoanh, Đacxy (D'Arcy), Gaê (Gayet), Buxkê (Bousquet).

Ngay trong phiên khai mạc (6-7), Trưởng phái đoàn Việt Nam, đồng chí Phạm Văn Đồng đã kịch liệt phản đối việc thành lập chính phủ Nam Kì tự trị và các hoạt động vi phạm Hiệp định sơ bộ của quân Pháp ở Việt Nam, đặc biệt là việc chiếm vùng Tây Nguyên và việc quân Pháp ngang nhiên chiếm đóng ngôi nhà nguyên là Phủ Toàn quyền, nơi viên Tổng chỉ huy quân Tưởng vừa rút đi ngay giữa thủ đô Hà Nội.
Ngày 7-7-1946, Hội nghị đưa ra một chương trình nghị sự gồm 5 điểm:
- Sự gia nhập của Việt Nam vào khối Liên hiệp Pháp và những mối quan hệ ngoại giao của nó với nước ngoài;
- Dự thảo thành lập Liên bang Đông Dương;
- Vấn đề thống nhất ba kì và trung cầu dân ý tại Nam Kì;
- Những vấn đề kinh tế,
- Soạn thảo dự án hiệp ước.
Về tất cả những vấn đề trên, quan điểm của hai bên hoàn toàn khác nhau. Quan điểm của Pháp về "khối Liên hiệp Pháp không phải là quan niệm về một đồng minh mà là quan niệm về những quốc gia đoàn kết chặt chẽ với nhau bởi những cơ quan chung" (trong đó dĩ nhiên các cơ quan của Pháp chiếm ưu thế) .
Trái lại, quan điểm của phái đoàn Việt Nam căn cứ trên ý niệm đồng minh, hoà hợp quyền lợi; quan hệ song phương giữa các quốc gia độc lập, được nêu rõ trong bức công hàm trao cho phái đoàn Pháp ngày 12-7: "Những mối quan hệ giữa nước Pháp và nước Việt Nam trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp là những quan hệ hợp đồng được xác định qua con đường hiệp ước. Những
quan hệ ấy được thiết lập trên những nền tảng sau đây:
- Tự do gia nhập,
- Quy chế bình đẳng,
- Đoàn kết bảo vệ quyền lợi chung".
Quan điểm trên của chủ tịch Hồ Chí Minh bổ sung trong kì họp báo ngày 12-7-1946: "Trên phương diện chính trị, những mối quan hệ giữa nước Pháp và nước Việt Nam phải xuất phát từ một hiệp ước. Hiệp ước này phải dựa trên nguyên tắc cơ bản: cái quyền của mỗi dân tộc được tự mình quyết định lấy số phậncủa mình. Trên phương diện kinh tế và văn hoá, chúng tôi tán
thành hợp tác với nước Pháp trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp...
Sự tồn tại của Liên bang Đông Dương được xác nhận bởi sự cần thiết phải phối hợp các hoạt động của Việt Nam, Lào và Campuchia. Căn bản nó phải mang nội dung kinh tế. Về phần mình, nước Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi hơn hai nước láng giềng, sẵn sàng giúp đỡ họ nếu họ yêu cầu. Nhưng Việt Nam kiên quyết ngăn chặn không cho Liên bang trở thành một thứ Chính phủ Toàn quyền giả hiệu...".
Từ ngày 13 đến ngày 30-7, các tiểu ban họp, đề cập lại các vấn đề đã nêu ở Hội nghị trù bị Đà Lạt. Hai phái đoàn thảo luận các vấn đề về thuế quan, tiền tệ, quân đội, ngoại giao... và hầu như vấn đề nào cũng có những bất đồng.
Về vấn đề quân đội, phái đoàn Việt Nam dứt khoát bác bỏ nguyên tắc một bộ chỉ huy duy nhất trong thời bình và mọi ý đồ "tập thể hoá" tiềm năng quân sự.
Về vấn đề ngoại giao, cũng như ở Hội nghị Đà Lạt, phái đoàn Việt Nam yêu cầu có một nền ngoại giao riêng, có quyền trao đổi đại diện ngoại giao với nước ngoài, có quyền cử đại diện riêng ở Liên hiệp quốc. Phái đoàn Pháp vẫn giữ quan niệm của mình về một nền ngoại giao duy nhất luôn luôn chỉ chấp nhận sự tham gia của người Việt Nam vào các chức vụ ngoại giao của Liên hiệp Pháp. Nhưng giờ đây, họ chấp nhận nguyên tắc tự quyết về mặt đại diện ngoại giao cấp lãnh sự.
Cũng như ở Hội nghị trù bị Đà Lạt, vấn đề Nam Kì là vấn đề gay cấn nhất, trở thành hòn đá cản của Hội nghị. Ngay từ ngày 12-7, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố rõ trong cuộc họp báo: "Nam Bộ là đất Việt Nam. Nó là thịt của thịt chúng tới, là máu của máu chúng tôi... Trước khi đảo Corse trở thành đất của Pháp, thì Nam Bộ đã là đất Việt Nam..."2. Tại phiên họp toàn thể ngày 26-7, Dương Bạch Mai - một thành viên trong phái đoàn Việt Nam - công khai phát biểu: "Số phận của Hội nghị này phụ thuộc chặt chẽ vào vấn đề ba kì. Chừng nào mà Nam Kì, bằng cách này hay cách khác, còn bị tách ra khỏi Việt Nam, thì việc thoả thuận giữa nước Pháp và nước Việt Nam sẽ không bao giờ có được. Mọi sự đều tuỳ thuộc vấn đề Nam Kì: tình hữu nghị Pháp - Việt, hoà bình cũng như trật tự ở Việt Nam, tương lai những quan hệ của chúng ta. Phải giải quyết vấn đề này càng sớm càng hay".
Cuộc đàm phán kéo dài hơn hai tháng (từ 6-7 đến 10-9- 1946), cuối cùng đã không đi đến một thoả thuận nào do lập trường hai bên khác xa nhau. Ngày 14-9-1946, phái đoàn Việt Nam lên tàu tại cảng Mácxây (Marseille) trở về Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh ở lại Pari với hi vọng cứu vãn tình hình.
Trong khi đó, tại Việt Nam, thực dân Pháp tăng cường các hoạt động khiêu khích. Quan hệ Việt - Pháp ngày càng căng thẳng. Nguy cơ một cuộc chiến tranh đến gần. Cần có một quyết định nhanh chóng nhằm kéo dài thời gian hoà hoãn để xây dựng, củng cố thêm lực lượng cách mạng; đồng thời làm cho nhân dân Pháp, nhân dân thế giới thấy rõ thiện chí hoà bình của Việt Nam
và dã tâm xâm lược của thực dân Pháp. Chính vì lẽ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện Chính phủ Pháp là Mutê (Moutet) - Bộ trưởng Bộ Pháp quốc hải ngoại, bản Tạm ước ngày 14-9- 1946.
Nội dung bản Tạm ước gồm những điểm chủ yếu như sau: Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Pháp cam kết tiếp tục chính sách hợp tác như Hiệp định Sơ bộ đã nêu, tiếp tục cuộc đàm phán sẽ được triển khai chậm nhất vào tháng Giêng 1947.
- Chính phủ Việt Nam bảo đảm các quyền tự do dân chủ, quyền lợi kinh tế - văn hoá của người Pháp ở Việt Nam.
- Chính phủ Pháp sẽ đình chỉ xung đột ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, bảo đảm các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
- Việt Nam và Pháp thả hết tù chính trị, chấm dứt tuyên truyền không thân thiện.
- Việc trưng cầu dân ý ở Nam Bộ do hai bên quy định thờigian và cách thức.
Tạm ước 14-9-1946 là sự nhân nhượng cuối cùng của ta nhằm cứu vãn tình thế hết sức khó khăn của đất nước lúc bấy giờ. Ngày 20-10-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh về đến Tổ quốc trong sự chờ đón đầy tin tưởng của toàn dân ta. Cuộc hành trình ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên đất Pháp tuy chưa giải quyết được mục tiêu cơ bản của cuộc đàm phán, nhưng đã làm cho nhân dân Pháp và nhân dân thế giới hiểu rõ hơn vấn đề Việt Nam, biểu thị sự đồng tình ủng hộ nền độc lập của Việt Nam.

c) Tận dụng khả năng hoà hoãn chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Sau ngày kí kết Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước Việt - Pháp, tranh thủ thời gian hoà hoãn, Chính phủ và nhân dân ta ra sức củng cố, xây dựng lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiếnsắp tới.
Ở miền Nam, cán bộ, bộ đội tiến mạnh vào các vùng tạm bị địch chiếm, tổ chức phát triển lực lượng vũ trang địa phương và chiến tranh du kích. Cùng với các cuộc bãi công, bãi thị, biểu tình, đòi tổ chức trưng cầu dân ý thống nhất đất nước, phản đối càn quét bình định, bắt lính, những cuộc nổi dậy diệt tề, trừ gian cũng diễn ra mạnh mẽ nhằm khôi phục chính quyền nhân dân và các đoàn thể quần chúng. Phong trào đấu tranh của nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ từ sau ngày 6-3-1946 đến cuối năm phát triển mạnh mẽ, liên tục, toàn diện và giành được nhiều thắng lợi to lớn. Tại Nam Bộ, chính quyền cách mạng được xây dựng và củng cố trên 1.000 xã trong tổng số 1.234 xã. Vùng giải phóng ở nông thôn được mở rộng gấp nhiều lần so với trước ngày 6-3-1946. Hệ thống căn cứ địa kháng chiến được hình thành, nối liền từ Xứ uỷ xuống khu, tỉnh huyện, nhất là ở Đông Nam Bộ. Lực lượng vũ trang ba thứ quân cũng phát triển. Ở các vùng nông thôn, hầu hết các xã đều thành lập tự vệ và du kích.
Ở các đô thị, lực lượng tự vệ cũng được củng cố và hoạt động có hiệu quả, nhất là lực lượng tự vệ thành phố Sài Gòn. Các đơn vị bộ đội tập trung - các chi đội Vệ quốc đoàn, đã được xây dựng từ cấp tỉnh đến cấp khu. Toàn Nam Bộ đã xây dựng được 25 chi đội, tăng 25% so với lúc mới hình thành.
Ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, nhiều căn cứ du kích hình thành. Ngoài các đơn vị bộ đội tập trung ở vùng tự do Khu V, đến tháng 7-1946, ở cực Nam Trung Bộ đã xây dựng được 4 trung đoàn chủ lực và 1 tiểu đoàn ở Tây Nguyên - Tiểu đoàn N’ Tranglơn, gồm hầu hết các chiến sĩ là người dân tộc thiểu số. Ở miền Bắc, quân và dân ta ra sức xây dựng và phát triển lực lượng mọi mặt. Khối đoàn kết toàn dân không ngừng mở rộng, nhất là từ sau khi thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (29-5-1946). Vệ quốc đoàn chính thức trở thành Quân đội quốc gia của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (22-5-1946). Bên cạnh lực lượng vũ trang thường trực Chính phủ còn quan tâm xây dựng lực lượng bán vũ trang. Đến cuối năm 1946, Việt Nam có trên 8 vạn bộ đội thường trực và gần 1 triệu dân quân, tự vệ ở hầu khắp các địa phương, từ thành thị đến nông thôn. Các trường đào tạo cán bộ chính trị, quân sự được thành lập: Tháng 3-1946, mở Trường Quân chính Bắc Sơn; tháng 5-1946, mởTrường Võ bị Trần Quốc Tuấn; tháng 6-1946, mở Trường Lục quân Quảng Ngài. Đến cuối năm 1946, trước khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, các trường quân sự đã đào tạo được hàng vạn cán bộ, bổ sung cho các đơn vị cơ sở.
Trải qua hơn một năm đấu tranh bảo vệ và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, những khó khăn ban đầu đã được đẩy lùi. Tiềm lực của Nhà nước cách mạng được tăng cường một bước, tạo nên thế và lực mới cho toàn dân ta bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong cả nước. Có được những thắng lợi đó là do toàn dân ta đoàn kết chặt chẽ, thực hiện sự nghiệp vẻ vang "vừa kháng chiến, vừa kiến quốc" dưới sự lãnh đạo của Đảng. "Đảng ta, đứng đầu là Hồ Chủ tịch, với đường lối chính trị vô cùng sáng suất, vừa cứng rắn về nguyên tắc, đã đưa nước nhà vượt qua muôn vàn khó khăn tưởng như không sao vượt qua nổi. Lúc thì hoà hoãn với Tưởng để rảnh tay đối phó với thực dân Pháp, lúc thì tạm thời hoà hoãn với Pháp để đuổi cổ quân Tưởng và quét sạch bọn phản động tay sai của Tưởng, giành thời gian củng cố lực lượng, chuẩn bị toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược, điều mà Đảng ta đã biết chắc là không thể nào tránh khỏi".
VIỆT NAM TRONG HƠN MỘT NĂM ĐẦU SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (9/1945 - 12/1946)- phần 3
III- Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng

Trong hoàn cảnh đất nước gặp muôn vàn khó khăn, lại phải đứng trước nhiều thế lực đế quốc và phản động nham hiểm, để bảo vệ chính quyền non trẻ, Đảng ta chủ trương tránh trường hợp một mình đương đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc; hết sức lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh - Pháp và Mĩ - Tưởng.
Với chủ trương ấy, Đảng và Nhà nước ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, đã thực hiện một đường lối chính trị nhạy bén và sáng suốt, vừa cứng rắn về nguyên tắc, vừa mềm dẻo, linh hoạt về sách lược.
1- Kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam, hoà hoãn với quân Tưởng ở miền Bắc (trước ngày 6-3-1946)
a) Kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam
Đúng như dự đoán của Đảng tại Hội nghị Tân Trào (từ ngày 14 đến ngày 15-8-1945), âm mưu trở lại xâm lược của thực dân Pháp dần dần trở thành một thực tế ở miền Nam nước ta. Sau vụ khiêu khích của quân Pháp ngày 2-9-1945, Xứ uỷ và Uỷ ban nhân dân lâm thời Nam Bộ nhận định: âm mưu xâm lược của Pháp đã rõ ràng. Những biện pháp đối phó trước mắt và chuẩn bị kháng chiến được xúc tiến khẩn trương: cải tổ Uỷ ban nhân dân lâm thời, thành lập Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ, tổ chức hơn 300 đội xung phong công đoàn, đưa phần lớn lực lượng vũ trang ra ngoài thành phố, tổ chức hàng chục vị trí chiến dấu ở các điểm xung yếu nội thành; tháo gỡ và di chuyển máy móc, phương tiện vật chất lên các chiến khu... Đêm 22 rạng 23-9-1945, được sự giúp đỡ của quận Anh, thực dân Pháp cho quân đánh úp trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.

Trước tình hình đó, sáng 23-9, Xứ ủy và Uỷ ban nhân dân Nam Bộ họp tại đường Cây Mai - Chợ Lớn1 quyết định phát động nhân dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Quyết định của Xứ uỷ và Uỷ ban nhân dân Nam Bộ đã được Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tán thành và quyết tâm lãnh đạo, tổ chức lực lượng cả nước chi viện mọi mặt cho cuộc kháng chiến.
Giữ vững lời Thề Độc lập, nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn, với vũ khí chủ yếu là gậy tầm vông, cùng nhân dân Nam bộ đã anh dũng đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Các chiến sĩ lực lượng vũ trang của ta đột nhập sân bay Tân Sơn Nhất, đốt cháy tàu Pháp vừa cập bến Sài Gòn, đánh kho tàng, phá nhà giam...
Suốt hạ tuần tháng 9-1945, các trận đánh liên tiếp diễn ra ở khu Tân Định, Cầu Muối, Cầu Lái Thiêu... Phối hợp chặt chẽ với các cuộc chiến đấu của lực lượng vũ trang, nhân dân Sài Gòn đã triệt nguồn tiếp tế của địch, dựng chướng ngại vật và chiến luỹ trên đường phố. Giường, tủ, bàn, ghế và tất cả những thứ gì có thể ngăn cản được bước tiến của quân thù đều được ném ra mặt đường. Nhiều cây to trên dọc các đường phố được đốn chặt, hình thành những vật chướng ngại. Chỉ trong vòng một tuần lễ, cuộc chiến đấu cửa quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn đã đẩy địch vào tình trạng khó khăn: 138 xí nghiệp và công sở lớn, 22 kho tàng, 4 chợ, 30 tàu lớn, 51 tàu nhỏ, 200 xe hơi và một số cầu bị đốt phá. Gần 300 tên giặc bị tiêu diệt2. Sau 8 ngày gây hấn, thực dân Pháp chỉ chiếm đóng được các vị trí, công sở then chết ở khu vực trung tâm thành phố. Phạm. vi kiểm soát của địch bị thu hẹp. Cả thành phố không còn điện, nước; chợ không họp, các cửa hàng đóng cửa, lương thực, thực phẩm cạn dần; lực lượng bị dàn mỏng; viện binh chưa tới kịp. Bọn Việt gian ra mặt hoạt động đã bị thanh niên ta truy bắt, nghiêm trị... Trước tình hình đó, thực dân Pháp nhờ Grêxi làm trung gian, xin thương lượng với Uỷ ban nhân dân Nam Bộ.
Mặc dù biết âm mưu của thực dân Pháp là hoà hoãn để chờ viện binh, nhưng phía ta cũng cần có thời gian chuẩn bị lực lượng để đối phó với các đợt tấn công mới của địch. Do vậy, chúng ta chấp nhận ngừng bắn một tuần để thương lượng. Cuộc thương lượng bắt đầu từ ngày 2-10-1945, với sự có mặt của Grêxi. Lập trường hai bên trái ngược nhau: Phía ta đòi Pháp công nhận nền độc lập của Việt Nam, công nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu; đình chỉ xung đột và rút quân về các vị trí trước ngày 23-9- 1945. Phía Pháp đòi ta chấp nhận bản Tuyên bố ngày 24-3-1945 của Đờ Gôn. Cuộc đàm phán tạm dừng và sau đó tiếp tục diễn ra trong ngày 6 và 8-10, nhưng vẫn không đi đến kết quả. Pháp đề nghị kéo dài thời gian ngừng bắn thêm hai ngày nữa. Tranh thủ thời gian ngừng bắn, chúng ta tiếp tục tổ chức di chuyển nhân dân cùng các cơ quan, kho tàng, xưởng máy ra ngoài, bổ sung và điều chỉnh lực lượng. Các mặt trận ở Sài Gòn được củng cố. Các Uỷ ban kháng chiến miền Đông, miền Trung và miền Tây Nam Bộ được thành lập. Đặc biệt, lực lượng lãnh đạo Nam Bộ được bổ sung hàng trăm cán bộ cách mạng mới thoát khỏi ngục tù Côn Đảo, trong số đó có Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Phạm Hùng...
Ngày 10-10-1945, chấm dứt thời gian ngừng bắn, quân Pháp đã được tăng thêm viện binh ra sức phá vây, mở rộng phạm vi chiếm đóng. Quân Anh lấy danh nghĩa Đồng minh đi tước vũ khí quân Nhật ở các thị xã miền Đông Nam Bộ (Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Tây Ninh) nhằm giúp Pháp mở rộng khu vực chiếm đóng các ,tỉnh xung quanh Sài Gòn. Quân ta tiếp tục đánh địch ở nhiều nơi trong thành phố Sài Gòn, nổi bật là trận đánh chặn địch ở cầu Thị Nghè (17-10-1945). Từ ngày 23-10, địch được tăng thêm quân tiếp viện, trong đó có binh đoàn thiết giáp, nên chúng phá vỡ được vòng vây xung quanh Sài Gòn, đánh chiếm một số thị xã miền Trung Nam Bộ, nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta. Trong điều kiện chiến đấu không cân sức, để bảo toàn lực lượng chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài, phần lớn lực lượng vũ trang của ta rút ra khỏi thành phố, chỉ để một số đơn vị nhỏ tiếp tục ở lại bám trụ, thường xuyên ra vào thành phố tiến công địch.
Trải qua một tháng bao vây, chặn đánh địch trong thành phố, chiến đấu trong điều kiện không cân sức, lực lượng vũ trang thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã tỏ rõ tinh thần quyết chiến quyết thắng của dân tộc Việt Nam. Cuộc kháng chiến của quân và dân Sài Gòn đã kiềm chế quân địch dài ngày, làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp, tạo điều kiện cho các tỉnh Nam Bộ có thêm thời gian chuẩn bị kháng chiến.
Để lãnh đạo kịp thời cuộc kháng chiến đang lan rộng, ngày 25-10-1945, Hội nghị Xứ uỷ mở rộng Nam Bộ họp ở Thiên Hộ (huyện Cái Bè, Mĩ Tho). Tham dự Hội nghị, ngoài đại biểu của Nam Bộ, còn có Hoàng Quốc Việt, uỷ viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Hội nghị kiểm điểm tình hình, rút kinh nghiệm chỉ đạo cuộc kháng chiến Nam Bộ, biểu dương tinh thần chiến đấu anh dũng của quân và dân Nam Bộ. Trên cơ sở đó, Hội nghị quyết định những vấn đề quan trọng nhằm đẩy mạnh cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, như tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang, củng cố các đơn vị vũ trang hiện có, xây dựng thêm nhiều đơn vị vũ trang mới, tổ chức các quân khu, khôi phục lại chính quyền cách mạng ở những nơi tan rã, thành lập Uỷ ban kháng chiến miền Nam, phát triển công tác ở các đô thị... Hội nghị đã cử Tôn Đức Thắng phụ trách Uỷ ban kháng chiến và chỉ đạo các lực lượng vũ trang Nam Bộ. Hội nghị Thiên Hộ có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển đi lên của cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.
Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị, các cán bộ, đảng viên trung kiên đã vượt mọi khó khăn, đi sâu, bám sát quần chúng; gây dựng lại phong trào, phát triển cơ sở cách mạng. Tiếp theo Hội nghị Xứ uỷ mở rộng, ngày 20-11, Hội nghị quân sự được triệu tập ở An Phú (Gia Định) để bàn công tác chỉ đạo tác chiến. Hội nghị quyết định chia Nam Bộ thành các chiến khu 7, 8, 91 và bàn biện pháp củng cố lực lượng vũ trang tỉnh, thành phố, các chi đội Vệ quốc đoàn.
Từ sau Hội nghị Thiên Hộ và An Phú, những thiếu sót về lãnh đạo và chỉ huy từng bước được khắc phục. Công tác lãnh đạo kháng chiến ở Nam Bộ đi dần vào nền nếp. Cùng thời gian đó, quân Pháp cũng được quân Anh lần lượt bàn giao những vùng chúng kiểm soát ở Nam Bộ. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở miền Nam được Trung ương trực tiếp chỉ đạo và được cả nước chi viện về mọi mặt. Hưởng ứng chủ trương của Trung ương Đảng, với ý thức bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc nhân dân ta ở miền Bắc, đi đầu là thanh niên, có hàng vạn người hăng hái gia nhập quân đội, xung vào các đoàn quân Nam tiến, nhanh chóng lên đường vào Nam chiến đấu. Chỉ một thời gian ngắn sau khi tiếng súng kháng chiến bùng nổ, tại tiền tuyến miền Nam đã có mặt những đơn vị Giải phóng quân từ hậu phương miền Bắc mới vào. Các đoàn quân Nam tiến từ thủ đô Hà Nội, căn cứ địa Việt Bắc, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tấp nập lên đường vào Nam chiến đấu chống Pháp, thể hiện ý chí đoàn kết thống nhất của dân tộc Việt Nam.
Hầu hết các tỉnh ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đều thành lập từ 1 đến 2 chi đội Nam tiến. Những cán bộ và chiến sĩ hăng hái, có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, những vũ khí và trang bị tốt nhất của ta lúc đó đều dành cho bộ đội Nam tiến. Nhân dân Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ còn tổ chức quyên góp tiền bạc, quần áo, thuốc men, đạn dược... ủng hộ đồng bào Nam Bộ.
Về phía thực dân Pháp, sau khi nhận thêm quân tiếp viện, đồng thời tiếp tục dựa vào quân Anh và Nhật, chúng vừa mở rộng phạm vi chiếm đóng ở Nam Bộ, vừa từng bước thực hiện kế hoạch đánh ra Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, đến cuối tháng 1- 1946, quân Pháp mới chiếm được các tỉnh miền Tây Nam Bộ (Sa Đéc, Long Xuyên, Châu Đốc, Rạch Giá, Trà Vinh, Hà Tiên, Sóc Trăng, Bạc Liêu), chưa ổn định được tình hình ở Sài Gòn - Chợ Lớn và một số thành phố, thị xã.
Lực lượng kháng chiến của ta vẫn làm chủ một số vùng nông thôn Nam Bộ. Các tỉnh Nam Bộ củng cố lại lực lượng vũ trang, tăng cường trang bị vũ khí, xây dựng căn cứ để kháng chiến lâu dài. Đầu tháng 2-1946, sau khi được tăng viện binh, thực dân Pháp gấp rút chiếm đóng vùng nông thôn Nam Bộ. Chúng mở hàng loạt cuộc hành quân "bình định" trên các khắp các tỉnh Nam Bộ. Lực lượng của ta bị tổn thất nhiều, chính quyền và đoàn thể Cứu quốc ở nhiều nơi bị tan vỡ.
Trên các vùng chiếm được, quân địch chia thành các chiến khu, đóng đồn bốt, khống chế hoạt động chống đối của nhân dân. Vừa hành quân chiếm đóng các vùng đất của ta, thực dân Pháp vừa ráo riết xúc tiến thành lập chính phủ bù nhìn. Ngay từ tháng 10-1945, Xêđi âm mưu lập một hội đồng tư vấn gồm 80 người và giao cho Nguyễn Văn Thinh vận động các nhà trí thức tham gia, nhưng không thành công. Phần đông trí thức tỏ thái độ bất hợp tác với Pháp. Đến tháng 2-1946, Xêđi mới lập được hội đồng tư vấn gồm 12 thành viên là người Pháp và người Việt mang quốc tịch Pháp. Ngoài ra, thực dân Pháp còn tiến hành tuyển quân, tập hợp bọn tay sai để thành lập chính quyền bù nhìn ở các thị trấn, thị xã. Chúng tìm cách lôi kéo một số người trong các đạo Cao Đài, Hoà Hảo, Thiên Chúa và cả lực lượng Bình Xuyên... để chống lực lượng kháng chiến. Ngày 5-3-1946, quân Anh bàn giao lại toàn bộ địa bàn và vũ khí, trang bị cho quân Pháp, rút khỏi miền Nam.
Trong lúc nhân dân Nam Bộ kháng chiến thì tại Nam Trung Bộ, mọi công việc chuẩn bị để kháng chiến cũng được xúc tiến rất khẩn trương Theo quyết định của Hội nghị quân sự do Xứ uỷ và Uỷ ban nhân dân Trung Bộ triệu tập cuối tháng 9-1945, Uỷ ban quân chính Nam phần Trung Bộ được thành lập để chỉ huy 7 tỉnh mặt trận phía nam. Lực lượng quân sự các tỉnh từ Quảng Ngãi trở ra được điều động vào Nam Trung Bộ. Các cơ sở kinh tế, quốc phòng quan trọng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ được di chuyển đến những nơi an toàn. Các xưởng sửa chữa và sản xuất vũ khí từng bước được xây dựng. Đến cuối năm 1945, đã có 10 xưởng đặt ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, với trên 1.000 công nhân. Từ hạ tuần tháng 10-1945, chiến sự bắt đầu lan tới các tỉnh Nam Trung Bộ. Khi địch đổ bộ lên Nha Trang (22-10), chúng đã vấp phải sức chiến đấu của bộ đội ở khu nhà ga, nhà máy điện, Viện Paxtơ... Sau đó, quân ta hình thành thế bao vây nhằmtiêu hao và giam chân địch trong thành phố. Với tinh thần tích cực tiến công địch, với cách đánh mưu trí, táo bạo, được sự giúp đỡ tận tình của nhân dân, lực lượng vũ trang mặt trận Nha Trang đã bao vây kìm chân địch trong thành phố hơn ba tháng, góp phần làm thất bại kế hoạch của quân Pháp dùng Nha Trang làm bàn đạp mở rộng đánh chiếm các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Cuối tháng 12- 1945 , đầu tháng 1-1946, địch tập trung quân giải vây cho Nha Trang và đánh chiếm tỉnh Khánh Hoà, đồng thời đánh chiếm thị xã Buôn Ma Thuột, tỉnh lị của Đắc Lắc.
Cuối tháng 1-1946 , sau khi chiếm được Buôn Ma Thuột, đồng thời với các cuộc hành quân đánh chiếm các tỉnh còn lại của miền Tây Nam Bộ, địch tập trung 10.000 quân, mở chiến dịch Gô (Gaur) từ phía nam đánh ra, Tây Nguyên đánh xuống và từ biển đánh vào các tỉnh Nam Trung Bộ. Lượng vũ trang của ta chặn đánh nhưng cuối cùng phải rút lui. Sau khi chiếm Phan Rang, quân Pháp đánh ra Nha Trang, đánh vào Phan Thiết.Trong điều kiện chiến đấu không cân sức, sau một số trận đánh trả, quân ta phải rút khỏi Nha Trang, để lại một bộ phận lập tuyến chặn địch ở Đèo Cả.
Sau 4 tháng chiến đấu anh dũng, với sự chi viện của nhiều đơn vị Nam tiến, bộ đội Nam Trung Bộ đã hoàn thành nhiệm vụ trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến, tiêu diệt được hàng ngàn tên địch, thu nhiều vũ khí. Tuy nhiên, trước sự tấn công mạnh gấp nhiều lần của địch, để bảo toàn lực lượng, các đơn vị bộ đội các tỉnh cực Nam Trung Bộ đã phải tạm thời rút ra khỏi các thị xã, thị trấn và một số trục đường giao thông lớn. Tại các vùng nông thôn ở Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, chính quyền cách mạng, các đoàn thể Cứu quốc và lực lượng vũ trang của ta vẫn làm chủ.
Như vậy, 5 tháng kháng chiến (từ tháng 9-1945 đến tháng 2- 1946) là 5 tháng đầy thử thách gian khổ đối với quân và dân ta ở miền Nam, đối với cả dân tộc và chế độ mới. Cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân ta ở miền Nam tuy phải trải qua gian lao và tổn thất, nhưng đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm chiến đấu, gây dựng được phong trào chiến tranh du kích, xây dựng lực lượng, góp phần bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng, tạo điều kiện cho cả nước chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến lâu dài.

b) Hoà hoãn, nhân nhượng với quân Tưởng ở miền Bắc
Trong hoàn cảnh phải đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở miền Nam, sự uy hiếp lật đổ chính quyền của quân Tưởng và tay sai ở miền Bắc và trên cơ sở khẳng định thực dân Pháp là kẻ thù chính, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch rõ: "Phải tránh các trường hợp một mình đối phó với nhiều lực lượng Đồng minh tràn vào nước ta". Mũi nhọn của cách mạng lúc này là tập trung đối phó với thực dân Pháp ở miền Nam, do đó chúng ta phải tạm thời hoà hoãn, tránh xung đột với quân Tưởng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Đứng trước tình hình gay go và cấp bách ấy, Đảng phải dùng mọi cách để sống còn, hoạt động và phát triển... Đảng không thể do dự. Do dự là hỏng hết. Đảng phải quyết đoán mau chóng, phải dùng những phương pháp - dù là những phương pháp đau đớn - để cứu vãn tình hình"1. chúng ta tiến hành đấu tranh chính trị với quân Tưởng một cách khôn khéo, nhưng kiên quyết, nhằm hạn chế sự phá hoại của chúng.
Tháng 10-1945, khi Hà Ứng Khâm (Tổng tư lệnh lục quân quân đội Tưởng Giới Thạch) đến Hà Nội, Chính phủ cách mạng đã tổ chức một cuộc biểu tình có 300.000 người tham gia, hình thức là để "đón tiếp", nhưng thực chất là nhằm biểu dương lực lượng của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Quần chúng diễu qua Phủ Toàn quyền và hô vang khẩu hiệu: "Nước việt Nam của người Việt Nam", "Hoa - Việt thân thiện", "ủng hộ Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà", "ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh", "ủng hộ Việt Nam độc lập đồng minh", "Việt Nam độc lập muôn năm". Trước khí thế và sức mạnh của quần chúng, Hà Ứng Khâm không thể tự mình thực hiện ý định lật đổ Chính phủ cách mạng, mà dùng bọn tay sai (Việt Quốc và Việt Cách) phá hoại từ bên trong. Được sự ủng hộ của Tưởng, bọn tay sai đòi ta thay đổi Quốc kì, Quốc ca, đòi ta phải cải tổ Chính phủ, để cho chúng một số ghế trong Quốc hội không phải thông qua bầu cử, đòi Hồ Chí Minh từ chức Chủ tịch, đòi những người cộng sản rút khỏi Chính phủ. Chúng còn tổ chức ám sát, bắt cóc nhân viên Chính phủ. Để giảm bớt sức ép công kích của kẻ thù, tránh những hiểu lầm trong nước và ngoài nước có thể trở ngại đến tiền đồ, sự nghiệp giải phóng dân tộc, đồng thời xuất phát từ lợi ích tối cao của dân tộc, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố "tự giải tán" (11-11- 1945), nhưng sự thật là tạm thời rút vào hoạt động bí mật, tiếp tục lãnh đạo đất nước, lãnh đạo chính quyền cách mạng. Nhằm hạn chế sự phá hoại của quân Tưởng và tay sai, tại phiên họp đầu tiên (2-3-1946), Quốc hội khoá I đồng ý cho bọn tay sai của Tưởng 70 ghế trong Quốc hội, cho Nguyễn Hải Thần (lãnh tụ Việt Cách) giữ chức Phó Chủ tịch nước cùng 4 ghế Bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp chính thức (phụ trách các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, canh nông, xã hội). Đồng thời nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi kinh tế, như cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông vận tải, nhận tiêu tiền Quan Kạn, Quốc tệ ở Việt Nam.
Sự nhân nhượng về chính trị trên đây thể hiện một yêu cầu cơ bản là giữ vững sự tồn tại của một chính quyền của dân, do dân và vì dân, một chính quyền của sự hoà giải, đoàn kết thống nhất quốc gia dân tộc thực hiện tư tưởng độc lập tự do của Chủ tịch Hồ Chí Minh với khẩu hiệu hành động cấp bách là Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết. Sự nhân nhượng đó là cần thiết, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những hoạt động chống phá cách mạng của quân Tưởng và tay sai. Trong khi thực hiện hoà giải, nhân nhượng, thông qua công cụ báo chí, thông tin tuyên truyền, dựa vào sức mạnh quần chúng, chúng ta kiên quyết vạch trần và ngăn chặn những hành động chia rẽ, phản dân hại nước của các lực lượng tay sai của Tưởng. Những kẻ phá hoại (có đủ bằng chứng) thì bị trừng trị theo pháp luật. Chính phủ còn ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng: Sắc lệnh ngày 5-9-1945 giải tán Đại Việt quốc gia xã hội đảng và Đại Việt quốc dân đảng (là những đảng phản động, tay sai của phát xít Nhật); Sắc lệnh ngày 12-9-1945 cho an trí những người nguy hiểm đối với nền Cộng hoà dân chủ Việt Nam; Sắc lệnh lập toà án quân sự trừng trị bọn phản cách mạng.
Thực hiện những biện pháp sách lược nhân nhượng trên đây đã hạn chế và vô hiệu hoá đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của quân Tưởng và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng. Cũng nhờ đó, chúng tamới có điều kiện tập trung lực lượng kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam.

2- Hoà hoãn với thực dân Pháp nhằm gạt quân Tưởng ra khỏi nước ta, chuẩn bị kháng chiến chống Pháp (từ 6-3 đến 19-12-1946)

a) Pháp và Tưởng cấu kết với nhau chống lại cách mạng Việt Nam.
Đầu năm 1946, về cơ bản, thực dân Pháp đã chiếm được cácđô thị, các đường giao thông chiến lược quan trọng ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, chiếm hầu hết Campuchia và khống chế vùng nông thôn ở Lào. Pháp lại được Anh và Mĩ thoả thuận: Ngày 29-1-1946, quân Anh rút khỏi Sài Gòn và đến ngày 5-3- 1946, rút khỏi Nam Đông Dương, nhường cho Pháp quyền chiếm đóng từ vĩ tuyến 16 trở vào. Công việc tiếp theo của thực dân Pháp là chuẩn bị tiến quân ra miền Bắc, thực hiện ý đồ thôn tính cả nước ta. Nhưng do lực lượng hiện tại có hạn (hơn 65.000 quân), lại chưa bình định xong miền Nam, nếu thực hiện ngay ý đồ này bằng biện pháp quân sự, Pháp sẽ gặp khó khăn.
Hơn nữa, đưa quân ra miền Bắc lúc này, chúng sẽ gặp hai trở lực lớn: một là lực lượng kháng chiến của nhân dân ta, hai là sự có mặt của quân Tưởng và bọn tay sai ở miền Bắc. Tình hình đó buộc thực dân Pháp phải dùng đến thủ đoạn chính trị: một mặt, điều đình với Chính phủ Tưởng Giới Thạch ở Trùng Khánh, mặt khác điều đình với Chính phủ Hồ Chí Minh để được đưa quân đội ra miền Bắc Việt Nam một cách "hợp pháp".
Trong khi đó, Tưởng Giới Thạch cũng đứng trước một khó khăn lớn: Phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo đang phát triển mạnh mẽ, cần phải tập trung lực lượng để đối phó. Tình hình này cũng buộc Tưởng đi đến thoả hiệp với Pháp.
Đúng như dự đoán của Ban Thường vụ Trung ương Đảng: "Trước sau Trùng Khánh sẽ bằng lòng cho Đông Dương trở về tay Pháp miễn là Pháp nhượng cho Tưởng nhiều quyền lợi quan trọng"1, ngày 28-2-1946, Hiệp ước Hoa - Pháp được kí kết ở Trùng Khánh. Theo Hiệp ước này, Pháp được quyền thay quân đội Tưởng vào miền Bắc Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật. Ngược lại Pháp nhường cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế, chính trị, như trả lại các tô giới và nhượng địa của Pháp trên đất Trung Quốc, nhượng cho Tưởng một "khu đặc biệt" để tự do buôn bán và có quyền kiểm soát thuế quan ở cảng Hải Phòng, bán cho Tưởng đoạn đường sắt từ Hồ Kiều đến Côn Minh (thuộc tuyến đường sắt Hà Nội - Vân Nam), những kiều dân Trung Quốc ở Đông Dương được hưởng nhiều quyền lợim đặc biệt.
Cùng thời gian trên, từ cuối năm 1945 đến đầu năm 1946, giữa đại diện Chính phủ Pháp và Việt Nam đã có những cuộc gặp gỡ. Tháng 11-1945, đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Hoàng Minh Giám đã tiếp xúc với phía Pháp và lập trường của Chính phủ Việt Nam được xác định qua bức giác thư ngày 12-11 như sau:
     l- Nước Pháp sẽ thừa nhận không chậm trễ nền độc lập toàn vẹn của Việt Nam;
     2- Chính phủ Việt Nam sẽ thực thi những biện pháp bảo vệ uy tín nước Pháp và sẽ có những nhượng bộ với Pháp về phương diện kinh tế và văn hoá;
     3- Nhằm tạo ra được một không khí thuận lợi cho việc đàm phán, các nhà chức trách Pháp sẽ cho chấm dứt ngay những chiến sự ở Nam Bộ và trong suốt thời gian của cuộc đàm phán, ngưng vận chuyển đến Đông Dương quân đội và vũ khí".
Trong cuộc gặp Giăng Xanhtơni (Jean Sainteny) ngày 25-2- 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rõ lập trường của Việt Nam trong quan hệ Việt - Pháp là độc lập và hợp tác. Xanhtơni nêu rõ quan điểm của Pháp là công nhận Việt Nam có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nhưng là một nước tự trị trong khối Liên hiệp Pháp. Đây là lập trường đối lập cơ bản giữa Chính phủ ta và Chính phủ Pháp.

b) Hoà hoãn, nhân nhượng với thực dân Pháp nhằm gạt quân Tưởng ra khỏi nước ta
Hiệp ước Hoa - Pháp đã đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn một trong hai con đường: Hoặc là cầm vũ khí chiến đấu chống thực dân Pháp, không cho chúng đổ bộ lên miền Bắc; hoặc làhoà hoãn, nhân nhượng pháp để tránh tình trạng phải đối phó một lúc với nhiều kẻ thù, đẩy 20 vạn quân Tưởng ra khỏi miền Bắc, tranh thủ thời gian hoà hoãn, tiếp tục củng cố và phát triển lực lượng cách mạng, chuẩn bị mọi mặt bước vào cuộc chiến đấu về sau khi tình thế bắt buộc. Ngày 3-3-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Tình hình và chủ trương. Bản Chỉ thị nhận định: "... Hiệp ước Hoa - Pháp không phải là chuyện riêng của Tưởng Giới Thạch và Pháp. Nó là chuyện chung của phe đế quốc và bọn tay sai của chúng ở thuộc địa...".
Phân tích về chủ trương đánh hay hoà lúc này, Chỉ thị chỉ rõ: "Nếu Pháp công nhận Đông Dương tự chủ thì có thể hoà, hoà để phá tan âm mưu thâm độc của bọn Tưởng Giới Thạch, bọn phản động Việt Nam và bọn phát xít Pháp còn sót lại, chúng định hãm ta vào tình thế cô độc, buộc ta phải đánh nhiều kẻ thù một lúc...". Bản Chỉ thị nhấn mạnh: "Vấn đề lúc này không phải là muốn hay không muốn đánh Vấn đề là biết mình biết người, nhận định một cách khách quan những điều kiện lợi hại trong nước và ngoài nước mà chủ trương cho đúng...".
Nếu chấp nhận cuộc chiến đấu với Pháp lúc này, chúng ta sẽ gặp nhiều bất lợi lớn. Về chính trị, ta có khó khăn vì hoạt động chia rẽ của bọn phản động. Về quân sự, Pháp có thêm lực lượng và chiếm được nhiều nơi; cuộc kháng chiến ở Nam Bộ gặp khó khăn. Về kinh tế, vấn đề tiếp tế lương thực không bảo đảm. Về quốc tế, Liên Xô và các lực lượng dân chủ chưa có điều kiện trực tiếp giúp ta... Chấp nhận hoà hoãn, nhân nhượng với Pháp cũng có những bất lợi khác: Thực dân Pháp lợi dụng hoà hoãn để phát triển lực lượng và sau đó bội ước đánh ta. Bọn phản động lợi dụng việc kí kết mà vu cáo ta là "bán nước". Nhưng thực hiện giải pháp này, ta sẽ phá tan được âm mưu của Tưởng và tay sai đẩy ta vào thế bị cô lập; đồng thời giành được thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới.
Ngày 5-3-1946, Hội nghị mở rộng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tại làng Canh, Hà Đông) nhất trí tán thành chủ trương Hoà để tiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Chiều 6-3-1946, sau nhiều lần thương lượng, tại ngôi nhà 38 Lý Thái Tổ (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kí với G. Xanhtơni (J.sainteny) - đại diện Chính phủ Cộng hoà Pháp bản Hiệp định Sơ bộ, đặt cơ sở cho cuộc đàm phán giữa hai bên để đi đến mộthiệp định chính thức.
Theo Hiệp định Sơ bộ:
        Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do trong khối Liên hiệp Pháp; có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng.
       Sự thống nhất đất nước sẽ do trưng cầu dân ý quyết định.
       Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào thay thế Tưởng.
       Số quân này phải đóng ở những nơi do hai bên thống nhất quy định và sẽ rút khỏi Việt Nam trong 5 năm, mỗi năm rút 1/5 số quân.
       Quân đội hai bên ngừng bắn và ở nguyên vị trí. Các cuộc đàm phán tiếp theo sẽ được tiến hành tại một trong ba nơi: Hà Nội, Sài Gòn hoặc Pari.
Kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946, tạm thời hoà hoãn với Pháp, ta đã tránh được một cuộc chiến đấu bất lợi phải chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc; tạo thêm một cơ sở pháp lí buộc quân Tưởng phải nhanh chóng rút khỏi miền Bắc nước ta; bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách vì mất chỗ dựa nên phần lớn bị tan rã hoặc chạy theo quân Tưởng; chúng ta có thêm thời gian hoà bình cần thiết để củng cố chính quyền cách mạng, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, phát triển lực lượng vũ trang nhằm chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp về sau. Đặc biệt, đối với miền Nam - nơi mà cuộc kháng chiến đang đứng trước những thử thách gay gắt - Hiệp định Sơ bộ tạo điều kiện cho lực lượng kháng chiến trở lại bám trụ thôn, xã, tạo thế và lực để cùng cả nước bước vào cuộc kháng chiến lâu dài. Thực tế lịch sử đã chứng tỏ, việc kí Hiệp định Sơ bộ - trong hoàn cảnh lúc đó - là một chủ trương cứu nước duy nhất đúng, "một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lêninít về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch và về sự nhân nhượng có nguyên tắc".
Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946, Chính phủ và nhân dân Việt Nam thi hành nghiêm chỉnh mọi điều khoản đã kí kết.
Ngày 8-3- 1946, Chính phủ ban hành Nghiêm lệnh: "Chính phủ hạ lệnh cho toàn thể nhân dân và bộ đội phải giúp đỡ cho quân đội Trung Hoa, trong lúc quân đội Trung Hoa thoái triệt. Ai xâm phạm đến tính mạng, tài sản của quân đội Trung Hoa sẽ bị nghiêm trị"1. Ngày 9-3-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra bản Chỉ thị Hoà để tiến, vạch rõ lí do vì sao ta kí với Pháp
Hiệp định Sơ bộ và đề ra những việc cần làm sau khi Hiệp định được kí kết:
1- Giải thích ý nghĩa Hiệp định, chống mọi nhận thức và tư tưởng sai lệch đối với việc kí kết.
2- Chuẩn bị kháng chiến lâu dài, đề phòng Pháp bội ước.
3- Đấu tranh với Tưởng, đề phòng chúng cố tình kéo dài thời hạn đóng quân trên miền Bắc.
4- Đề phòng các đảng phái phản động xuyên tạc và phá hoại.
5- Chỉ đạo miền Nam gây dựng lại cơ sở đã mất và cổ động phong trào đòi thống nhất Bắc - Trung - Nam.
Trong khi đó, thực dân Pháp sớm lộ rõ dã tâm phá hoại Hiệp định. Ngày 9-3-1946, quân Pháp đổ bộ lên Hải Phòng và đóng trái phép ở Bến Bính. Ngày 27-3-1946, quân Pháp ngang nhiên chiếm đóng trụ sở Bộ Tài chính của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở Hà Nội; đồng thời cho xe chạy khắp các phố, gây xô xát và cướp bóc tài sản của nhân dân... Ở miền Nam, thực dân Pháp không những không ngừng bắn, mà còn tiếp tục cho quân càn quét, đánh úp nhiều vị trí của bộ đội Việt Nam ở Đồng Tháp Mười, Bình Thuận, Phan Rang... Tháng 6-1946, chúng huy động 5.000 quân có xe tăng và máy bay yểm trợ đánh chiếm Tây Nguyên. Với ý đồ tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam, thực dân Pháp thành lập Chính phủ Nam Kì tự trị (l-6-1946) do Nguyễn Văn Thinh cầm đầu.
Một trong những nội dung quan trọng đấu tranh buộc Pháp phải tôn trọng Hiệp định Sơ bộ là đòi họ mở cuộc đàm phán chính thức tại Pari. Ngược lại, thực dân Pháp tìm mọi cách trì hoãn. Ta càng thấy rõ lập trường thực dân xâm lược của giới phản động Pháp, nhưng vẫn kiên trì đấu tranh tiến tới cuộc đàm phán chính thức.
Ngày 24-3-1946, trên tàu chân Êmin Béctanh (Emile Bertin) neo tại vịnh Hạ Long đã diễn ra cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đô đốc Đácgiăngliơ. Cùng dự hội đàm, về phía Việt Nam còn có Hoàng Minh Giám và Nguyễn Tường Tam; về phía Pháp có Tướng Lơclec, Xanhtơni và một số trợ lí của Đácgiăngliơ. Sau nhiều lần trao đổi, hai bên đã thoả thuận công bố một bản thông cáo gồm ba điểm chủ yếu:
1- Vào thột thời điểm càng gần mà các điều kiện quá cảnh cho phép, nghĩa là trong nửa đầu tháng tư, một phái đoàn hữu nghị gồm 10 nghị sĩ Việt Nam đi Pari mang tới Quốc hội lập hiến Pháp lời chào anh em của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà;
2- Cũng vào thời điểm đó sẽ tiến hành tại Đà Lạt một hội nghị trù bị giữa một bên là một đoàn đại biểu Pháp gồm 12 thành viên dưới sự chủ trì của cao uỷ Pháp tại Đông Dương và một bên là một đoàn đại biểu gồm 12 thành viên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà hoặc người đại diện;
3- Cuộc hội nghị trù bị đó sẽ hoàn thành công việc của mình để một đoàn đại biểu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có thể lên đường trong thời hạn ngắn nhất, nghĩa là trong nửa cuối tháng năm để các cuộc thương lượng cuối cùng chính thức có thể tiến hành tại Pari.
Ngày 16-4-1946, phái đoàn Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Phạm Văn Đồng dẫn đầu lên đường sang thăm nước Pháp theo tinh thần của thông cáo về nội dung cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đô đốc Đácgiăngliơ.
Ngày 19-4-1946, Hội nghị trù bị Đà Lạt khai mạc1. Hội nghị thành lập 4 uỷ ban. Trong mỗi uỷ ban, mỗi bên đặt một số người, phái biện và cố vấn; mỗi bên cử một chủ tịch để lần lượt chủ toạ các buổi thảo luận. Uỷ ban Chính trị, do Hoàng Xuân Hãn, Métxme (Messmer) làm Chủ tịch; Uỷ ban Kinh tế - Tài chính, do Trịnh Văn Bính và Buốcgoanh (Bourgoin) làm Chủ tịch; Uỷ ban Quân sự, do Võ Nguyên Giáp và Mác ăngđrê (Max André) làm Chủ tịch; Uỷ ban Văn hoá, do Nguyễn Mạnh Tường, Guru (Gourou) làm Chủ tịch.
Hội nghị đã tiến hành khẩn trương. Ngoài những phiên họp toàn thể, những phiên họp ở các uỷ ban, còn có nhiều cuộc trao đổi ngoài hành lang... Tuy vậy, trên tất cả các vấn đề được đặt ra, cuộc đàm phán hầu như không tiến triển. Ngoài những cuộc tranh luận gay gắt tại Uỷ ban Chính trị, ở tất cả các Uỷ ban Quân sự, Kinh tế, Văn hoá đều có những cuộc tranh cãi giằng co.
Về kinh tế, ta chủ trương giữ vững những quyền lợi kinh tế cơ bản của ta, bảo đảm điều kiện cho kinh tế Việt Nam phát triển, đồng thời có những nhân nhượng nhất định đối với quyền lợi kinh tế Pháp ở Đông Dương. Những vấn đề được đặt ra trong Tiểu ban này thuộc về tiền tệ, thuế quan, những doanh nghiệp hiện tại của Pháp ở Việt Nam; trong đó những bất đồng lớn xoay quanh vấn đề tiền tệ và việc kinh doanh của người Pháp tại Việt Nam.
Về văn hoá, hai bên đã đạt được một số thoả thuận. Ta chỉ không đồng ý về việc Pháp đòi đặt một số cơ quan văn hoá ở Đông Dương trực thuộc với liên bang và đề nghị dùng tiếng Pháp làm thứ tiếng chính thức thứ hai sau tiếng Việt. Trong hai Tiểu ban Chính trị và Quân sự, các vấn đề đặt ra đều là những vấn đề chủ yếu mà quan điểm hai bên hoàn toàn đối lập nhau. Lập trường có tính nguyên tắc của ta là: Nước Việt Nam phải là một nước tự do. Liên bang Đông Dương chỉ mang tính chất kinh tế không được phương hại đến những quyền cơ bản của Việt Nam. Về mối quan hệ giữa các nước trong Liên bang Đông Dương với Pháp, phái đoàn ta tuyên bố chấm dứt chế độ toàn quyền.
Ta chủ trương tổ chức một liên bang thực tế chỉ có tính chất kinh tế. Đại diện của Pháp ở liên bang chỉ có tính cách một nhân viên ngoại giao. Liên bang Đông Dương sẽ phối hợp về chính sách thuế quan và tiền tệ, về việc đặt kế hoạch kiến thiết cho các nước trong liên bang theo nguyên tắc không làm phương hại đến chủ quyền của ba nước này. Phía Pháp chủ trương viên cao uỷ vừa là đại diện cho Liên hiệp Pháp vừa là Chủ tịch liên bang Đông Dương. Họ đòi các ngành tư pháp, ngoại thương, tài chính, hối đoái, vận tải, y tế, các cơ quan nghiên cứu và phát minh về văn hoá, khoa học, kinh tế, viện thống kê, nhà bưu điện và vô tuyến điện, cơ quan phụ. trách di dân đều phải thuộc về liên bang. Với chủ trương này, phía Pháp muốn khôi phục lại chế độ toàn quyền trước đây.Về ngoại giao, lập trường của phái đoàn Việt Nam là nước Việt Nam sẽ có đại sứ ở Pháp và viên cao uỷ Pháp là đại diện ngoại giao của Pháp ở Việt Nam. Nước Việt Nam tự do phải có quyền đặt đại sứ ở các nước trong Liên hiệp Pháp và ở các nước ngoài. Pháp chủ trương người đại diện Pháp ở Việt Nam là một viên chức Pháp do viên cao uỷ Pháp cử ra và nước Việt Nam chỉ có đại diện ngoại giao với các nước khác thông qua Liên hiệp Pháp...
Sau 3 tuần lễ (từ ngày 19-4 đến 11-5-1946) nhằm trao đổi những vấn đề sẽ được đưa ra tại cuộc đàm phán chính thức nhưng không đi đến thoả thuận nào, Hội nghị trù bị Đà Lạt kết thúc thất bại do âm mưu phá hoại của thực dân Pháp.
Ngày 31-5-1946, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Phạm Văn Đồng dẫn đầu lên đường sang Pháp đàm phán. Cùng ngày, nhận lời mời của Chính phủ Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường sang thăm nước Pháp với tư cách là thượng khách. Trước khi lên đường, Người gửi thư cho đồng bào Nam Bộ nêu rõ: "Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi". Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng phái đoàn Việt Nam đến Biarritz (Pháp) ngày 12-6, nhưng phải dừng ở đó gần hai tuần lễ do phíaPháp đang chuẩn bị thay đổi nội các. Ngày 19-6-1946, Gioócgiơ Biđôn (Georges Bidault), một lãnh tụ của Phong trào bình dân, được bầu làm Thủ tướng Chính phủ lâm thời Cộng hoà Pháp. Từ đây, phía Pháp mới có thể bắt đầu cuộc đàm phán đã dự định trước với Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng phái đoàn rời Biarritz để đến Pari vào ngày 22-6. vừa đặt chân tới thủ đô nước Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn Việt Nam đã nhận được những thông tin bất lợi: Từ ngày 21-6, trong một chiến dịch "chớp nhoáng", quân đội Pháp theo lệnh của Đô đốc Đácgiăngliơ và Tướng Lơclec đã chiếm đóng cả vùng Tây Nguyên, đặc biệt là Pleicu và Kon Tum; ngày 23-6, tại Hà Nội quân Pháp chiếm đóng Phủ Toàn quyền. Ngày 6-7-1946, cuộc đàm phán chính thức giữa hai bên Chính phủ Việt Nam và Pháp bắt đầu khai mạc, không phải ở Pari như chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đề nghị, mà là Phôngtenrlơblô (Fontaínebleau), cách Pari 60 km, "để lẩn tránh những áp lực của dư luận báo chí và của những giới khác mà Sài Gòn, các cơ quan dân sự và bạn bè của họ hết sức kinh sợ”.
Đoàn Việt Nam gồm có: Phạm Văn Đồng (Trưởng đoàn) và các thành viên: Phan Anh, Trịnh Văn Bính, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Văn Huyên, Bưu Hội, Huỳnh Thiện Lộc, Dương Bạch Mai, Chu Bá Phượng, Đặng Phúc Thông, Phạm Khắc Hoè, Hoàng Minh Giám. Ngoài ra là các chuyên viên: Nguyễn Đệ, Hoàng Văn Đức, Vũ Trọng Khánh, Hồ Đắc Liên, Nguyễn Văn Luyện, Nguyễn Văn Tình, Nguyễn Đắc Khê.
Đoàn Pháp gồm có: Mác Ăngđrê (Trưởng đoàn), Giuygla(Juglas), Lôdơrây (Lozeray), Bôđê (Baudet), Xalăng, Bácgio (Barjot), Pinhông, Tôren (Torel), Rivê (Rivet), Métxme, Gônông (Gonon), Buốcgoanh, Đacxy (D'Arcy), Gaê (Gayet), Buxkê (Bousquet).

Ngay trong phiên khai mạc (6-7), Trưởng phái đoàn Việt Nam, đồng chí Phạm Văn Đồng đã kịch liệt phản đối việc thành lập chính phủ Nam Kì tự trị và các hoạt động vi phạm Hiệp định sơ bộ của quân Pháp ở Việt Nam, đặc biệt là việc chiếm vùng Tây Nguyên và việc quân Pháp ngang nhiên chiếm đóng ngôi nhà nguyên là Phủ Toàn quyền, nơi viên Tổng chỉ huy quân Tưởng vừa rút đi ngay giữa thủ đô Hà Nội.
Ngày 7-7-1946, Hội nghị đưa ra một chương trình nghị sự gồm 5 điểm:
- Sự gia nhập của Việt Nam vào khối Liên hiệp Pháp và những mối quan hệ ngoại giao của nó với nước ngoài;
- Dự thảo thành lập Liên bang Đông Dương;
- Vấn đề thống nhất ba kì và trung cầu dân ý tại Nam Kì;
- Những vấn đề kinh tế,
- Soạn thảo dự án hiệp ước.
Về tất cả những vấn đề trên, quan điểm của hai bên hoàn toàn khác nhau. Quan điểm của Pháp về "khối Liên hiệp Pháp không phải là quan niệm về một đồng minh mà là quan niệm về những quốc gia đoàn kết chặt chẽ với nhau bởi những cơ quan chung" (trong đó dĩ nhiên các cơ quan của Pháp chiếm ưu thế) .
Trái lại, quan điểm của phái đoàn Việt Nam căn cứ trên ý niệm đồng minh, hoà hợp quyền lợi; quan hệ song phương giữa các quốc gia độc lập, được nêu rõ trong bức công hàm trao cho phái đoàn Pháp ngày 12-7: "Những mối quan hệ giữa nước Pháp và nước Việt Nam trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp là những quan hệ hợp đồng được xác định qua con đường hiệp ước. Những
quan hệ ấy được thiết lập trên những nền tảng sau đây:
- Tự do gia nhập,
- Quy chế bình đẳng,
- Đoàn kết bảo vệ quyền lợi chung".
Quan điểm trên của chủ tịch Hồ Chí Minh bổ sung trong kì họp báo ngày 12-7-1946: "Trên phương diện chính trị, những mối quan hệ giữa nước Pháp và nước Việt Nam phải xuất phát từ một hiệp ước. Hiệp ước này phải dựa trên nguyên tắc cơ bản: cái quyền của mỗi dân tộc được tự mình quyết định lấy số phậncủa mình. Trên phương diện kinh tế và văn hoá, chúng tôi tán
thành hợp tác với nước Pháp trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp...
Sự tồn tại của Liên bang Đông Dương được xác nhận bởi sự cần thiết phải phối hợp các hoạt động của Việt Nam, Lào và Campuchia. Căn bản nó phải mang nội dung kinh tế. Về phần mình, nước Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi hơn hai nước láng giềng, sẵn sàng giúp đỡ họ nếu họ yêu cầu. Nhưng Việt Nam kiên quyết ngăn chặn không cho Liên bang trở thành một thứ Chính phủ Toàn quyền giả hiệu...".
Từ ngày 13 đến ngày 30-7, các tiểu ban họp, đề cập lại các vấn đề đã nêu ở Hội nghị trù bị Đà Lạt. Hai phái đoàn thảo luận các vấn đề về thuế quan, tiền tệ, quân đội, ngoại giao... và hầu như vấn đề nào cũng có những bất đồng.
Về vấn đề quân đội, phái đoàn Việt Nam dứt khoát bác bỏ nguyên tắc một bộ chỉ huy duy nhất trong thời bình và mọi ý đồ "tập thể hoá" tiềm năng quân sự.
Về vấn đề ngoại giao, cũng như ở Hội nghị Đà Lạt, phái đoàn Việt Nam yêu cầu có một nền ngoại giao riêng, có quyền trao đổi đại diện ngoại giao với nước ngoài, có quyền cử đại diện riêng ở Liên hiệp quốc. Phái đoàn Pháp vẫn giữ quan niệm của mình về một nền ngoại giao duy nhất luôn luôn chỉ chấp nhận sự tham gia của người Việt Nam vào các chức vụ ngoại giao của Liên hiệp Pháp. Nhưng giờ đây, họ chấp nhận nguyên tắc tự quyết về mặt đại diện ngoại giao cấp lãnh sự.
Cũng như ở Hội nghị trù bị Đà Lạt, vấn đề Nam Kì là vấn đề gay cấn nhất, trở thành hòn đá cản của Hội nghị. Ngay từ ngày 12-7, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố rõ trong cuộc họp báo: "Nam Bộ là đất Việt Nam. Nó là thịt của thịt chúng tới, là máu của máu chúng tôi... Trước khi đảo Corse trở thành đất của Pháp, thì Nam Bộ đã là đất Việt Nam..."2. Tại phiên họp toàn thể ngày 26-7, Dương Bạch Mai - một thành viên trong phái đoàn Việt Nam - công khai phát biểu: "Số phận của Hội nghị này phụ thuộc chặt chẽ vào vấn đề ba kì. Chừng nào mà Nam Kì, bằng cách này hay cách khác, còn bị tách ra khỏi Việt Nam, thì việc thoả thuận giữa nước Pháp và nước Việt Nam sẽ không bao giờ có được. Mọi sự đều tuỳ thuộc vấn đề Nam Kì: tình hữu nghị Pháp - Việt, hoà bình cũng như trật tự ở Việt Nam, tương lai những quan hệ của chúng ta. Phải giải quyết vấn đề này càng sớm càng hay".
Cuộc đàm phán kéo dài hơn hai tháng (từ 6-7 đến 10-9- 1946), cuối cùng đã không đi đến một thoả thuận nào do lập trường hai bên khác xa nhau. Ngày 14-9-1946, phái đoàn Việt Nam lên tàu tại cảng Mácxây (Marseille) trở về Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh ở lại Pari với hi vọng cứu vãn tình hình.
Trong khi đó, tại Việt Nam, thực dân Pháp tăng cường các hoạt động khiêu khích. Quan hệ Việt - Pháp ngày càng căng thẳng. Nguy cơ một cuộc chiến tranh đến gần. Cần có một quyết định nhanh chóng nhằm kéo dài thời gian hoà hoãn để xây dựng, củng cố thêm lực lượng cách mạng; đồng thời làm cho nhân dân Pháp, nhân dân thế giới thấy rõ thiện chí hoà bình của Việt Nam
và dã tâm xâm lược của thực dân Pháp. Chính vì lẽ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện Chính phủ Pháp là Mutê (Moutet) - Bộ trưởng Bộ Pháp quốc hải ngoại, bản Tạm ước ngày 14-9- 1946.
Nội dung bản Tạm ước gồm những điểm chủ yếu như sau: Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Pháp cam kết tiếp tục chính sách hợp tác như Hiệp định Sơ bộ đã nêu, tiếp tục cuộc đàm phán sẽ được triển khai chậm nhất vào tháng Giêng 1947.
- Chính phủ Việt Nam bảo đảm các quyền tự do dân chủ, quyền lợi kinh tế - văn hoá của người Pháp ở Việt Nam.
- Chính phủ Pháp sẽ đình chỉ xung đột ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, bảo đảm các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
- Việt Nam và Pháp thả hết tù chính trị, chấm dứt tuyên truyền không thân thiện.
- Việc trưng cầu dân ý ở Nam Bộ do hai bên quy định thờigian và cách thức.
Tạm ước 14-9-1946 là sự nhân nhượng cuối cùng của ta nhằm cứu vãn tình thế hết sức khó khăn của đất nước lúc bấy giờ. Ngày 20-10-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh về đến Tổ quốc trong sự chờ đón đầy tin tưởng của toàn dân ta. Cuộc hành trình ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên đất Pháp tuy chưa giải quyết được mục tiêu cơ bản của cuộc đàm phán, nhưng đã làm cho nhân dân Pháp và nhân dân thế giới hiểu rõ hơn vấn đề Việt Nam, biểu thị sự đồng tình ủng hộ nền độc lập của Việt Nam.

c) Tận dụng khả năng hoà hoãn chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Sau ngày kí kết Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước Việt - Pháp, tranh thủ thời gian hoà hoãn, Chính phủ và nhân dân ta ra sức củng cố, xây dựng lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiếnsắp tới.
Ở miền Nam, cán bộ, bộ đội tiến mạnh vào các vùng tạm bị địch chiếm, tổ chức phát triển lực lượng vũ trang địa phương và chiến tranh du kích. Cùng với các cuộc bãi công, bãi thị, biểu tình, đòi tổ chức trưng cầu dân ý thống nhất đất nước, phản đối càn quét bình định, bắt lính, những cuộc nổi dậy diệt tề, trừ gian cũng diễn ra mạnh mẽ nhằm khôi phục chính quyền nhân dân và các đoàn thể quần chúng. Phong trào đấu tranh của nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ từ sau ngày 6-3-1946 đến cuối năm phát triển mạnh mẽ, liên tục, toàn diện và giành được nhiều thắng lợi to lớn. Tại Nam Bộ, chính quyền cách mạng được xây dựng và củng cố trên 1.000 xã trong tổng số 1.234 xã. Vùng giải phóng ở nông thôn được mở rộng gấp nhiều lần so với trước ngày 6-3-1946. Hệ thống căn cứ địa kháng chiến được hình thành, nối liền từ Xứ uỷ xuống khu, tỉnh huyện, nhất là ở Đông Nam Bộ. Lực lượng vũ trang ba thứ quân cũng phát triển. Ở các vùng nông thôn, hầu hết các xã đều thành lập tự vệ và du kích.
Ở các đô thị, lực lượng tự vệ cũng được củng cố và hoạt động có hiệu quả, nhất là lực lượng tự vệ thành phố Sài Gòn. Các đơn vị bộ đội tập trung - các chi đội Vệ quốc đoàn, đã được xây dựng từ cấp tỉnh đến cấp khu. Toàn Nam Bộ đã xây dựng được 25 chi đội, tăng 25% so với lúc mới hình thành.
Ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, nhiều căn cứ du kích hình thành. Ngoài các đơn vị bộ đội tập trung ở vùng tự do Khu V, đến tháng 7-1946, ở cực Nam Trung Bộ đã xây dựng được 4 trung đoàn chủ lực và 1 tiểu đoàn ở Tây Nguyên - Tiểu đoàn N’ Tranglơn, gồm hầu hết các chiến sĩ là người dân tộc thiểu số. Ở miền Bắc, quân và dân ta ra sức xây dựng và phát triển lực lượng mọi mặt. Khối đoàn kết toàn dân không ngừng mở rộng, nhất là từ sau khi thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (29-5-1946). Vệ quốc đoàn chính thức trở thành Quân đội quốc gia của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (22-5-1946). Bên cạnh lực lượng vũ trang thường trực Chính phủ còn quan tâm xây dựng lực lượng bán vũ trang. Đến cuối năm 1946, Việt Nam có trên 8 vạn bộ đội thường trực và gần 1 triệu dân quân, tự vệ ở hầu khắp các địa phương, từ thành thị đến nông thôn. Các trường đào tạo cán bộ chính trị, quân sự được thành lập: Tháng 3-1946, mở Trường Quân chính Bắc Sơn; tháng 5-1946, mởTrường Võ bị Trần Quốc Tuấn; tháng 6-1946, mở Trường Lục quân Quảng Ngài. Đến cuối năm 1946, trước khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, các trường quân sự đã đào tạo được hàng vạn cán bộ, bổ sung cho các đơn vị cơ sở.
Trải qua hơn một năm đấu tranh bảo vệ và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, những khó khăn ban đầu đã được đẩy lùi. Tiềm lực của Nhà nước cách mạng được tăng cường một bước, tạo nên thế và lực mới cho toàn dân ta bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong cả nước. Có được những thắng lợi đó là do toàn dân ta đoàn kết chặt chẽ, thực hiện sự nghiệp vẻ vang "vừa kháng chiến, vừa kiến quốc" dưới sự lãnh đạo của Đảng. "Đảng ta, đứng đầu là Hồ Chủ tịch, với đường lối chính trị vô cùng sáng suất, vừa cứng rắn về nguyên tắc, đã đưa nước nhà vượt qua muôn vàn khó khăn tưởng như không sao vượt qua nổi. Lúc thì hoà hoãn với Tưởng để rảnh tay đối phó với thực dân Pháp, lúc thì tạm thời hoà hoãn với Pháp để đuổi cổ quân Tưởng và quét sạch bọn phản động tay sai của Tưởng, giành thời gian củng cố lực lượng, chuẩn bị toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược, điều mà Đảng ta đã biết chắc là không thể nào tránh khỏi"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét