Trong những ngày qua, trên mạng xã hội, cùng với những ý kiến tâm huyết, xây dựng, đóng góp vì sự phồn vinh, phát triển của đất nước, thì cũng không ít ý kiến lợi dụng “lòng yêu nước”, kêu gọi người dân xuống đường biểu tình với chiêu bài “biểu tình ôn hòa” để phản đối dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (hay còn gọi là Luật đặc khu), gây mất an ninh trật tự nơi công cộng.
Vậy cái gọi là “biểu tình ôn hòa” mà các thế lực thù địch đang kêu gào tiến hành thực chất là gì? Âm mưu thâm độc của nó như thế nào? Mời quý vị cùng tìm hiểu qua phân tích của Chuyên gia tội phạm học PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn.
Chuyên gia tội phạm học PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn
-Phóng viên (PV): Đầu tiên xin được cảm ơn ông đã giành thời gian tham gia buổi phỏng vấn này. Thưa ông, thời gian qua một số người dân tại một số tỉnh thành đã xuống đường để phản đối Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (hay còn gọi là Luật đặc khu) vậy cá nhân ông suy nghĩ như thế nào về những phản ứng của người dân?
- Chuyên gia tội phạm học PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn (Chuyên gia): Trước hết chúng ta phải khẳng định là tuyệt đại đa số người dân Việt Nam có lòng yêu nước, và người dân có quyền biểu thị lòng yêu nước, tất cả những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, xây dựng, một lòng vì nước vì dân, và muốn xã hội phát triển thì chúng ta tin rằng những người có trách nhiệm với đất nước với dân tộc, các cơ quan chức năng đều lắng nghe. Tôi cho rằng những hành động gây bất ổn vì với lý do biểu thị lòng yêu nước, hoặc biểu thị lòng yêu nước không đúng chỗ, đúng cách, đúng lúc và không hợp pháp đều là những điều không tốt.
- PV: Ở đây thì nhiều người đã xuống đường với một khẩu hiệu đó là “biểu tình ôn hòa”. Thế nhưng những ngày qua thì đã xuât hiện những hành vi quá khích như là: đập phá cơ an công quyền, đập phá xe ô tô của công an, rồi là gây trật tự, gây mất trật tự an toàn giao thông... thế thì ông nhận định như thế nào về những hành vi này?
- Chuyên gia: Chúng ta phải hiểu rằng khi trong một tập hợp đông người, với sự mất bình tĩnh, những thông tin không đầy đủ, rồi trước sự kích động khác nhau thì nó xuất hiện lây lan một yếu tố gọi là tâm lý đám đông và tâm lý đám đông như vậy nhiều khi rất khó kiểm soát và đặc biệt với sự dẫn dắt về mặt dư luận, về phương thức thủ đoạn của các phần tử xấu thì không bao giờ dẫn tới sự ôn hòa. Chúng ta thử hỏi, những người chặn đường giao thông, đập phá tài sản, cản trở người thi hành công vụ, phải chăng đó là biểu hiện lòng yêu nước? Tôi nghĩ là tất cả chúng ta đều có câu trả lời. Lòng yêu nước không phải như vậy. Đây là hình thức vô Chính phủ, mà bất cứ một xã hội nào cũng không cho phép. Vì vậy, hành vi đó cần phải được xử lý theo pháp luật. Chúng ta phải chỉ rõ những hành vi nào là tội phạm, hành vi nào là bị lợi dụng, hành vi nào là sự thiếu hiểu biết.
- PV: Đúng là như vậy, chúng ta đã có những bài học nhãn tiền về các đợt biểu tình đã gây ảnh hưởng rất lớn về tình hình an ninh trật tự, như là nhiều công nhân đã mất việc, nhiều cơ quan công sở bị đập phá, rồi là công ty họat động bị tê liệt và rất nhiều người tham gia vào các đợt biểu tình sau đó thì bị bắt giữ, xử lý và thậm chí có những người bị thương, vậy thì theo ông chúng ta phải làm như thế nào để có thể ổn định tình hình trong hoàn cảnh này?
- Chuyên gia: Mỗi người công dân phải ý thức trách nhiệm công dân của mình bằng cách thực hiện tốt công việc, phận sự của mình với gia đình, với xã hội, với cơ quan của mình đấy chính là thể hiện lòng yêu nước. Bên cạnh đó, chúng tôi cho rằng những cái gì còn là thiếu sót và tồn tại của xã hội chúng ta cần phải có từng bước để nhận diện nó, để phản ánh, kiến nghị, để cùng với những người có trách nhiệm của Nhà nước, các cơ quan chức năng để giải quyết từng bước; thì các cơ quan phải lắng nghe, tiếp thu, giải trình, phân tích và có thể là đưa ra những thông tin cần thiết để cho người dân hiểu rõ, hiểu đúng và ủng hộ. Bên cạnh đó chúng ta cũng phải vạch trần những âm mưu, những phương thức, những thủ đoạn rất tinh vi, rất xảo quyệt của các thế lực mà đang muốn đất nước chúng ta bất ổn và trường hợp phạm tội thì đưa ra xét xử đúng với pháp luật bởi vì đó là đảm bảo sự dân chủ, đảm bảo sự công bằng, đảm bảo sự kỷ cương của một đất nước có pháp quyền.
- PV: Vâng, xin được cảm ơn ông với những chia sẻ này.
T. SINH ghi (theo ANTV)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét